Thành phố Yên Bái: Liệu có còn nước tương chứa chất 3-MCPD vượt quá giới hạn?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thời gian gần đây, các thông tin về nước tương có hàm lượng 3-MCPD vượt quá mức quy định của Bộ Y Tế khiến không ít người tiêu dùng lo lắng. Ngày 1/6/2007, Cục vệ sinh An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có Quyết định số 34/QĐ-ATTP về việc thu hồi và tiêu huỷ sản phẩm nước tương, dầu hào có hàm lượng 3-MCPD vượt quá mức quy định.

Cán bộ đội quản lý thị trường kiểm tra xử lý các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng.	(Ảnh: Phong Sơn)
Cán bộ đội quản lý thị trường kiểm tra xử lý các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng. (Ảnh: Phong Sơn)

Là địa bàn đông dân cư, nhiều đại lý kinh doanh cũng như số lượng người tiêu dùng lớn, tuy nhiên, tại nhiều khu chợ, cơ sở kinh doanh thực phẩm và các loại nước tương trên địa bàn thành phố Yên Bái, khi được hỏi đã biết thông tin về quyết định thu hồi, tiêu huỷ các sản phẩm nước tương có hàm lượng 3-MCPD vượt quá mức cho phép chưa, chúng tôi đều nhận được câu trả lời rằng "Đã biết". Một số cơ sở kinh doanh còn có bản danh mục 17 loại sản phẩm nước tương bị cấm lưu hành của Bộ Y tế.

Chị Nguyễn Thị Dung, chủ một cơ sở kinh doanh thực phẩm ở chợ Yên Thịnh cho biết: "Tôi cũng nghe nhiều thông tin về các loại nước tương chứa chất gây ung thư bị cấm lưu hành. Trước đây tôi có bán nước tương của Công ty Miwon Việt Nam, nhưng cách đây gần một tháng thì Công ty đến thu hồi rồi. Hiện giờ tôi chỉ bán các loại nước tương như Chinsu, Maggi. Tôi cũng có danh sách 17 loại bị cấm, để đối chiếu khi nhập hàng về bán. Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng đã rất thận trọng khi sử dụng sản phẩm này, nên khi mua hàng đều tìm hiểu rất kỹ càng mới lựa chọn". Tại Trung tâm Thương mại tỉnh, gian hàng bán các loại nước tương rất đa dạng với nhiều chủng loại. Theo quan sát của chúng tôi thì tất cả đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không có sản phẩm nằm trong danh mục bị cấm. Một đặc điểm chung dễ nhận thấy là cả 17 cơ sở sản xuất  nước tương có hàm lượng 3-MCPD vượt quá mức cho phép đều có nguồn gốc, xuất xứ từ thành phố Hồ Chí Minh. Các tiểu thương kinh doanh các mặt hàng này ở chợ Hồng Hà, chợ ga Yên Bái, chợ Yên Thịnh... đều có bản danh sách các sản phẩm bị cấm, nên khi đối chiếu với hàng phát hiện ra một số sản phẩm nằm trong danh mục bị cấm, họ đã liên hệ với nhà sản xuất để trả lại. Chị Bùi Thị Liên, kinh doanh thực phẩm tại chợ Yên Bái cho biết: "Khi  biết  nước tương có chất 3-MCPD, người tiêu dùng do tâm lý lo lắng, hơn nữa lại thiếu thông tin nên nước tương bán rất chậm. Nhưng thời gian gần đây, khi Bộ Y tế đã có danh sách cấm 17 loại nước tương thì tình hình kinh doanh đã ổn định trở lại, mỗi ngày tôi cũng bán được 7-12 chai các loại". 

Cơ sở kinh doanh thì vậy, về phía người tiêu dùng thì sao? Không ít người do thiếu thông tin nên tỏ ra e ngại liệu trên thị trường đã hết nước tương "đen”? Chị Thuý Mai - chủ hiệu tạp hoá ở Km3, đường Điện Biên bày tỏ : “Trước đây, gia đình tôi dùng nước tương của Công ty Miwon. Khi tôi biết sản phẩm này có chứa chất 3-MCPD gây ung thư thật sự tôi rất lo lắng. Bây giờ tôi cũng không biết nên sử dụng loại nước chấm nào cho gia đình, bởi không biết rằng các loại nước chấm hiện nay có thật sự an toàn hay không?". Lo lắng của chị Mai cũng là tâm lý chung của nhiều người tiêu dùng. Thực tế trong 17 loại nước tương, dầu hào bị cấm thì có đến hơn 10 loại không có mặt trên thị trường Yên Bái.  Tuy nhiên, cũng có nhiều người, khi được hỏi đều cho biết họ  không có thói quen sử dụng các loại nước tương mà thường dùng nước mắm chấm. Một số người đã yên tâm dùng các loại sản phẩm nước chấm, nước tương khi nắm được thông tin cụ thể những loại nào bị cấm, những loại nào an toàn. Hơn nữa, cơ quan quản lý thị trường và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cũng thường xuyên kiểm tra các sản phẩm này nên người tiêu dùng không nên quá lo lắng khi sử dụng.

Như vậy, sau chỉ gần một tháng Bộ Y tế ra quyết định thu hồi, tiêu huỷ các sản phẩm nước tương có hàm lượng 3-MCPD vượt quá mức cho phép, với nhận thức của người tiêu dùng và người bán hàng, trên thị trường thành phố Yên Bái đã không còn tồn tại những sản phẩm nước tương "đen". Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cũng như sức khoẻ người tiêu dùng, cùng với  việc cung cấp thông tin, các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời những cơ sở kinh doanh trên địa bàn, kiên quyết không để sản phảm kém chất lượng này tồn tại trên thị trường.

Vũ Minh

Các tin khác
Đồng chí Hoàng Xuân Lộc thăm dây chuyền chế biến chè xanh của Công ty cổ phần Chè Trần Phú.

YBĐT - Chuyến công tác mới đây tại huyện Văn Chấn và Trấn Yên, đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu chè “Cần liên kết chặt chẽ với nông dân, xây dựng vùng chè nguyên liệu tập trung, đổi mới cơ cấu giống và công nghệ, gắn sản xuất, chế biến với thị trường tiêu thụ”.

Xe quá tải chở quặng gây sập cầu trên tuyến Đông Hồ.
(Ảnh: Vương Trọng Phục)

YBĐT - Theo số liệu thống kê của Phòng CSGT Công an tỉnh, tính đến 31/ 05/ 2007, toàn tỉnh đã xảy ra 43 vụ tai nạn giao thông (làm chết 43 người, bị thương 42 người, sập 1 cầu, hư hỏng 11 ôtô, 50 môtô, xe gắn máy...) và 235 vụ va quệt (làm bị thương 350 người, hư hỏng 44 ôtô, 305 môtô, xe gắn máy...). Số vụ tai nạn tăng 38,7% số người thiệt mạng tăng 48,3% so với cùng kỳ.

YBĐT - Giảm tải bệnh viện với ngành y tế cả nước nói chung và y tế tỉnh Yên Bái nói riêng có lẽ thực sự là bài toán khó mà đến nay lời giải vẫn đang còn là ẩn số.

Nông dân xã Minh Quán (Trấn Yên) chăm sóc chè giống chuẩn bị cho trồng chè vụ thu. (Ảnh: Minh Hằng)

YBĐT - Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sức ép cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu diễn ra ngày càng gay gắt. Sản phẩm chè búp khô sản xuất ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng đang ở trong bối cảnh chung đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục