Chống buôn lậu, gian lận thương mại vẫn gặp nhiều khó khăn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những năm gần đây, giao lưu thương mại ngày càng được mở rộng và cuộc sống của người dân Yên Bái được cải thiện rõ rệt… Song, bên cạnh những mặt tích cực trên thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng phát sinh nhiều tiêu cực, đặc biệt là nạn buôn lậu và gian lận thương mại.

Ở khắp nơi trong tỉnh và nhất là ở các chợ đầu mối như: chợ Yên Bái, chợ thị xã Nghĩa Lộ…, hàng ngoại nhập lậu không có hoá đơn chứng từ được bày bán công khai. Trên khâu lưu thông, tình hình vận chuyển kinh doanh hàng nhập lậu lại càng diễn biến phức tạp hơn. Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai xuất hiện các đối tượng đầu gấu gây cản trở người thi hành công vụ, đóng cửa toa xe, tẩu tán hàng hoá. Tuyến quốc lộ 70 do nhiều đoạn đường bị xuống cấp nên đối tượng chuyển sang đi qua tuyến đường Bảo Yên - Hà Giang hoặc đi qua Lục Yên rồi chạy theo đường ven hồ Thác Bà nên hàng Trung Quốc tràn vào địa bàn khá nhiều.

Gần đây, ngoài những thủ đoạn thông thường như: vận chuyển hàng lậu bằng xe nhiều ngăn, nhiều đáy, sang tải hàng dọc đường, quay vòng hóa đơn chứng từ…, các chủ hàng buôn lậu còn dùng những thủ đoạn tinh vi hơn như: lợi dụng chế độ cư dân biên giới để hợp thức hoá nguồn gốc hàng hoá nhập lậu, vận chuyển hàng chưa thông quan đi kiểm tra chất lượng môi trường để trà trộn. Đặc biệt, nhiều đối tượng còn dùng báo chí, truyền hình, luật sư để gây áp lực với các cơ quan chức năng, vu cáo cán bộ…

Trước tình hình trên, dưới sự chỉ đạo của tỉnh và của Ban chỉ đạo 127/ĐP cùng sự phối hợp của các ngành thành viên Ban chỉ đạo, Chi cục Quản lý thị trường đã nghiên cứu, nắm bắt thị trường, thủ đoạn và phương thức hoạt động của đối tượng để lên kế hoạch, phương án kiểm tra, kiểm soát  có trọng tâm, trọng điểm vào những mặt hàng nổi cộm trong từng thời kỳ và diễn biến thị trường.

6 tháng đầu năm 2008, Chi cục Quản lý thị trường đã xử lý 456 vụ buôn lậu và gian lận thương mại, thu nộp ngân sách trên 2,5 tỷ đồng, giá trị hàng đang làm thủ tục bán đấu giá khoảng 1 tỷ đồng, giá trị hàng tiêu huỷ 500 triệu đồng. Các mặt hàng nhập lậu chủ yếu là: phụ tùng ô tô đã qua sử dụng, gạo, gia cầm, trứng gia cầm, pháo và nhiều loại hàng hoá khác… có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Có thể nói, thời gian qua công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại được đẩy mạnh và kiên quyết hơn đã góp phần chống thất thu ngân sách, bảo đảm được sự lành mạnh và bình ổn thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế thì công tác này vẫn còn gặp không ít khó khăn, đó là các đối tượng thường xuyên vận chuyển hàng lậu vào ban đêm, nhất là khi trời mưa gió nên cán bộ quản lý thị trường phải trực 24/24h. Nhiều vụ, cán bộ trinh sát phải bám theo xe từ Lào Cai về và có khi nhận được tin báo từ nhân dân, lực lượng bố trí mật phục đón đầu thì đối tượng lại quay xe chạy ngược đường Bảo Yên sang Hà Giang. Có những tình huống đã biết rõ đối tượng vận chuyển hàng hoá sang xe khác mà không thể bắt giữ được vì không kịp xin lệnh của cấp có thẩm quyền.

Yên Bái là một địa bàn rộng, phương tiện của cán bộ quản lý thị trường chủ yếu là xe mô tô, trong khi đối tượng vận chuyển hàng bằng ô tô nên khả năng truy đuổi hầu như khó thực hiện. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều khó khăn khách quan khác như: cơ chế dừng xe kiểm tra hàng hoá bị ràng buộc bởi nhiều quy trình, thời gian như: thời gian kiểm tra hàng hoá trên tàu chỉ được 5-10 phút, trong khi hàng lậu được xếp lẫn trong các phương tiện, bao gửi của hành khách, khi về đến ga các đối tượng khoá cửa toa xe, tắt điện, khi bị kiểm tra xuất hiện các đối tượng đầu gấu với số lượng đông cản trở việc mở toa xe và sẵn sàng tẩu tán hàng hoá, sự hợp tác của ngành đường sắt chưa cao…

Tại các chợ, tình trạng mua bán hàng hoá không xuất hoá đơn chứng từ vẫn diễn ra; công tác vận động, tuyên truyền tới các hộ kinh doanh còn hạn chế; quy định về chế độ hoá đơn chứng từ tại một số văn bản pháp luật chưa đồng bộ; những cơ sở kinh doanh hàng giả, hàng nhái hầu hết là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, số lượng vi phạm tang vật ít; công tác triển khai nếu chuẩn bị sớm thì dễ bị lộ thông tin, chuẩn bị muộn thì lại không kịp thời; lực lượng đội kiểm tra còn mỏng chưa có sự kết hợp của các cơ quan chức năng như: công an, thuế… đã dẫn đến hiệu quả của  công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh chưa cao.

Để công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại có kết quả cao, góp phần bình ổn thị trường, từ nay đến cuối năm, Chi cục Quản lý thị trường xác định, bám sát sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, chủ động nghiên cứu nắm bắt tình hình, tham mưu với UBND tỉnh các giải pháp quản lý thị trường phù hợp trong từng thời kỳ; xây dựng các phương án kế hoạch, chủ động kiểm tra, kiểm soát, phối hợp với các lực lượng chức năng điều tra, xử lý các vụ buôn lậu có quy mô lớn, tính chất phức tạp. 

Đối với các hộ kinh doanh cố định bên cạnh công tác kiểm tra xử lý thì việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn giúp người  kinh doanh hiểu để hạn chế vi phạm; phối hợp với ngành đường sắt để có giải pháp tích cực hỗ trợ cho công tác chống buôn lậu trên tuyến đường này và hơn hết là sự phối hợp tích cực hơn nữa giữa các cấp các ngành liên quan nhằm bình ổn thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và chống thất thu cho ngân sách.

P.V

Các tin khác
Cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Yên Ninh gặp gỡ, ôn lại truyền thống nhân kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu

Vậy đã 49 năm trôi qua. Hào khí oanh liệt của cuộc chiến tranh thống nhất non sông về một mối mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với mốc son ngày 30/4 không bao giờ phai nhạt.

Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục