Lành mạnh hoá lĩnh vực xây dựng cơ bản

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản (XDCB) thời gian gần đây, có những biểu hiện rất đáng lo ngại. Nhiều địa phương, trong đó có Yên Bái, xuất hiện tình trạng nhà thầu “bỏ của chạy lấy người”, chấp nhận mất khối lượng thi công, đơn phương chấm dứt hợp đồng. Còn nữa, mới đây, ban quản lý dự án một ngành lớn, hai lần mời thầu một công trình giá trị cỡ trăm tỷ, vốn ngân sách địa phương nhưng không có nhà thầu nào ngó ngàng đến.

Công nhân Công ty TNHH Yên Hợp thi công xây dựng nhà công vụ cho giáo viên Trường PTCS xã Vân Hội, huyện Trấn Yên.
Công nhân Công ty TNHH Yên Hợp thi công xây dựng nhà công vụ cho giáo viên Trường PTCS xã Vân Hội, huyện Trấn Yên.

Xưa nay, để có được công trình, các nhà thầu phải cạnh tranh quyết liệt, chứng minh được năng lực tài chính, phương án thi công tối ưu; chưa kể, có nhà thầu, năng lực hạn chế, phải liên danh, thậm chí “đi đêm”, tiêu cực phí. Sao lại có những biểu hiện đáng lo ngại trên?  Phân tích kỹ, nhất là 8 tháng đầu năm 2008, thấy có mấy nguyên nhân. 

Thứ nhất, biến động không tưởng tượng nổi của giá vật liệu, vật tư xây dựng do lạm phát và nạn đầu cơ đã làm “thủng túi” các nhà thầu, nhất là các nhà thầu năng lực tài chính yếu.

Thứ hai, ngân hàng thắt chặt (còn có thể hiểu là đóng cửa) cho vay, các nhà thầu không tiếp cận được vốn, không đủ năng lực tài chính thi công công trình. “Ác” nhất là ngân hàng không bảo lãnh tín dụng, làm nhiều nhà thầu “chết” tại chỗ vì không đủ điều kiện tham gia đấu thầu. 

Thứ ba, khả năng thanh toán của một số nguồn vốn vừa thấp vừa nhỏ giọt, nguồn vốn ghi kế hoạch từng năm rất ít, không tương ứng khối lượng, tiến độ thi công. Doanh nghiệp càng làm càng lỗ, tiến độ ì ạch, khối lượng không đáp ứng, không thể giải ngân. Trong khi, vốn tự có hạn hẹp, trông chờ vào ngân hàng thì ngân hàng đã quên lời hẹn “đồng hành”, làm không ít doanh nghiệp xây lắp đang trên bờ phá sản.

Để khắc phục tình trạng trên, hai giải pháp có tính cấp thiết và lâu dài, là: về phía cơ quan chủ quản đầu tư, nên bố trí hợp lý nguồn vốn và khả năng thanh toán cho các dự án. Về phía ngân hàng, thắt chặt cho vay, góp phần chống lạm phát không có nghĩa là đóng cửa không cho vay. Cần thấy rằng, các ngân hàng chỉ phát triển khi doanh nghiệp phát triển. Ngân hàng phải thực sự là bạn đồng hành với doanh nghiệp. Lời hứa “đồng hành” và sự “cho vay bằng niềm tin” của một số ngân hàng, thời gian qua, xem ra chưa có gì bảo đảm. 

Doanh nghiệp nói chung, trong đó, có các doanh nghiệp xây lắp, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Chuyện các nhà thầu sợ công trình, suy cho cùng, là những vấn đề “nóng” của nền kinh tế. Những vấn đề này, cần được tháo gỡ kịp thời, để lĩnh vực XDCB được lành mạnh hoá, doanh nghiệp có cơ hội vươn lên, góp phần vào tăng trưởng kinh tế địa phương, nhất là những tháng cuối năm 2008.

T.A

Các tin khác
Cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Yên Ninh gặp gỡ, ôn lại truyền thống nhân kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu

Vậy đã 49 năm trôi qua. Hào khí oanh liệt của cuộc chiến tranh thống nhất non sông về một mối mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với mốc son ngày 30/4 không bao giờ phai nhạt.

Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục