Chủ động phòng chống sâu bệnh hại lúa

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Vụ mùa năm nay bà con nông dân các huyện thị đưa vào gieo cấy trên 19 ngàn ha lúa mùa, lúa vừa bén rễ thì lũ, lụt tràn về làm trên 4 ngàn ha lúa bị mất trắng. Lũ đi qua hơn một tháng, nhiều hộ dân huyện Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên và thành phố Yên Bái vẫn chưa thể khôi phục lại sản xuất, diện tích lúa còn lại đang xanh tốt trở lại thì sâu bệnh lại hoành hành trên diện rộng.

Ông Lại Thế Hùng - Trưởng phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: “Tình hình sâu bệnh trên diện tích lúa mùa năm nay diễn biến hết sức phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là rầy nâu phá hoại rất ghê gớm, nếu không có biện pháp phòng trừ hiệu quả thì khả năng cháy rầy trên diện rộng là khó tránh khỏi”.

Tính đến ngày 10/9, trên địa bàn toàn tỉnh đã có trên 1.884 ha lúa bị nhiễm sâu bệnh, tập trung ở huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, Văn Yên… Diện tích rầy nâu xuất hiện ở tất cả các huyện, thị, thành phố với mật độ trung bình từ 1.000-2.000 con/m2, cao 5000 con/m2 và đã có 36 ha lúa bị nhiễm rầy nặng.

Theo kinh nghiệm thì toàn bộ diện tích bị nhiễm rầy nặng coi như là mất trắng. Ngoài ra còn có khá nhiều diện tích bị nhiễm rầy với mật độ cao gây cháy từng chòm trên giống lúa Nhị ưu 838, Chiêm Hương giai đoạn lúa đang kỳ đứng cái làm đòng. Diện tích nhiễm rầy gây ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất lúa.

Ngay sau khi phát hiện có sâu bệnh Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn chỉ đạo các huyện thị, bà con nông dân tăng cường phòng trừ sâu bệnh đặc biệt chú ý tới tập đoàn rầy nâu, rầy lưng trắng. Đồng thời chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông cử  cán bộ xuống các vùng trọng điểm cùng các huyện, thị triển khai các biện pháp phòng trừ có hiệu quả. Nhiều diện tích có mật độ rầy nâu cao đã được phun thuốc phòng trừ do đó đã cơ bản khống chế được không để gây thiệt hại diện tích lúa.

Ông Nguyễn Hợp Đoàn - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Chấn:

Ngay sau khi sâu bệnh bùng phát, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo dập dịch từ huyện đến cơ sở đồng thời huy động cán bộ kỹ thuật về các xã xây dựng kế hoạch, biện pháp dập dịch. Bên cạnh đó huyện đã gửi công văn về các xã, cấp phát tờ rơi, yêu cầu các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật ứng thuốc cho bà con và tiến hành phun thuốc diệt rầy ngay đến đó. Nhờ có những biện pháp chỉ đạo kịp thời đến nay Văn Chấn đã khống chế được dịch bệnh.

Huyện Văn Chấn là địa phương bị nhiễm sâu bệnh, nhất là rầy nâu phá hại mạnh với diện tích trên 170 ha tập chung chủ yếu ở cánh đồng Mường Lò và một số xã vùng thượng huyện.

Được biết, toàn bộ diện tích bị nhiễm sâu bệnh lúa đã hồi xanh trở lại không ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng lúa. Cánh đồng Mường Lò nhiều diện tích mùa sớm lúa bắt đầu vào chắc đỏ đuôi và chỉ tháng nữa thôi là cho thu hoạch đảm bảo đúng thời vụ cho sản xuất cây vụ đông. 

Rõ ràng trong điều kiện thời tiết như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và diễn biến phức tạp. Tuy nhiên chúng ta chủ động thăm đồng, phát hiện và phòng trừ ngay sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại. 
       

Mặc dù đến nay tình hình sâu bệnh đã cơ bản được khống chế, song theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thì trong thời gian tới có một lứa rày mới  gây hại vào thời kỳ lúa chắc xanh đỏ đuôi ở diện tích mùa sớm. Do vậy bà con các địa phương không được chủ quan, lơ là bởi sâu bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, do vậy cần tích cực thăm đồng và theo dõi hàng ngày.

Khi xuất hiện có rầy bà con nông dân nên sử dụng thuốc nội hấp và thuốc tiếp xúc; thuốc tiếp xúc đặc hiệu trị rầy là BASSA, thuốc nội hấp gồm: ACTARA, ACTATOC, ACTADOR. Trong trường hợp có rầy ở mật độ cao trên 5.000 con/m2 bà con nên sử dụng hỗn hợp hai loại trên vào phun là hiệu quả nhất.

Hiền Lương

Các tin khác
Cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Yên Ninh gặp gỡ, ôn lại truyền thống nhân kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu

Vậy đã 49 năm trôi qua. Hào khí oanh liệt của cuộc chiến tranh thống nhất non sông về một mối mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với mốc son ngày 30/4 không bao giờ phai nhạt.

Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục