Bà “mế” nổi danh trị rắn cắn
- Cập nhật: Thứ ba, 24/7/2018 | 1:59:37 PM
YBĐT - Ở vùng đất thiêng Đông Cuông, huyện Văn Yên hỏi thăm ai cũng biết lương y Hà Thị Thoa nổi danh với bài thuốc gia truyền trị rắn cắn cứu người. Người dân trong vùng yêu mến, nể phục gọi bà là "mế” là "thần y”. Năm nay đã 67 tuổi, bà là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Đông y tỉnh và Hội Đông y huyện Văn Yên.
![]() |
Lương y Hà Thị Thoa bốc thuốc cho người bệnh.
|
Là người Mường, quê gốc ở Phú Thọ nhưng bà Thoa sinh ra và lớn lên trong một gia đình 5 chị em gái tại xã Xuân Ái, huyện Văn Yên. Gia đình bà Thoa cả bố và mẹ đều làm nghề bốc thuốc cứu người nên ngay từ khi còn bé, bà đã theo bố mẹ vào rừng tìm những cây thuốc chữa bệnh. Cầm mẩu giấy nhỏ nhuốm màu thời gian, áng chừng khoảng trăm năm với nét chữ khó đọc, bà bảo đó là "dấu tích” còn lại duy nhất, là bằng chứng về nghề bốc thuốc của gia đình mình.
- Bà có còn nhớ bệnh nhân đầu tiên mà bà chữa bệnh không ạ? Tôi tò mò hỏi.
- Người bệnh đầu tiên chính là chồng tôi! Ngày đó tôi không bao giờ quên. Hôm ấy là ngày 3/3/1977, chồng tôi đi rừng lấy củi, bị rắn độc cắn nhưng không biết loại gì. Tôi liền tìm lá thuốc về giã và sao lên đắp vào vết thương, thấy có hiệu nghiệm tức thì, chân không bị tím tái, đau buốt nữa và tháng sau thì lành hẳn. Rồi năm 1994, ông nhà tôi lại bị rắn cắn, lần này nặng và nguy hiểm hơn lần trước, toàn thân tê buốt nhưng chỉ sau vài lần đắp thuốc đã khỏi hẳn”.
- Đó là lá thuốc gì mà tốt thế ạ? Bà Thoa cười hiền hậu:
- Bản thân tôi cũng không biết loại cây gì? Chỉ biết ông bà truyền lại và gọi đó là cây cô tiên, lá gần giống với cây râm bụt, chỉ cần giã nhỏ và sao lên đắp vào vết thương sẽ khỏi. Quan trọng là biết kết hợp giữa thuốc và tâm của mình.
Sau này, còn rất nhiều người bệnh đến nhờ bà Thoa cứu chữa, nhiều trường hợp được chẩn đoán bị hoại tử nặng và sẽ phải tháo bỏ khớp như: ông Hoàng Văn Na ở thôn Gốc Quân, anh Trần Văn Phúc ở xã Tân Hợp cùng huyện… Có những trường hợp người bệnh được chuyển đến lúc 11, 12 giờ đêm, vợ chồng bà không quản ngại đốt đuốc lên rừng tìm bằng được cây thuốc để cứu chữa kịp thời.
Được biết, bà Thoa chữa bệnh rắn cắn miễn phí, tiền công tùy vào thành tâm của người bệnh để lại chứ không có mức giá cụ thể, hoặc người bệnh mua lễ để bà dâng tổ tiên.
Trước khi chia tay, bà Thoa cho tôi biết hiện giờ bà rất khó khăn để trèo lên núi đá tìm kiếm cây thuốc. Bà đang tìm người để truyền nghề, thay bà tiếp nối công việc hành thiện cứu người. Nhưng để được chân truyền bài thuốc kỳ diệu cũng phải tùy vào người có cơ duyên. Với bà, 67 năm tuổi đời và 42 năm gắn bó với nghề bốc thuốc cứu người, bà đã cống hiến tận tâm, tận lực với nghề cao quý này, bởi bà luôn tâm niệm: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp”.
Trần Minh
Các tin khác

Ngày nghỉ cuối tuần, nên mới sáng sớm mà bến ca nô bên bờ đập thủy điện Thác Bà đã đông nghịt kẻ lên người xuống. Thành thử, phải đợi khá lâu thuyền chúng tôi mới rời được bến.

Nắng nhẹ nhàng buông! Không thể xua đi những cái lạnh giá bám lấy những cây chè cổ thụ im lìm đứng trên đỉnh Suối Giàng, nắng đành trượt xuống, trải mình trên những tấm thảm xanh như mạ trên các sườn đồi nhấp nhô. Tấm thảm xanh ấy được dệt bởi những dải chè vừa bật nhú lên sau mấy tháng đông dài ấp ủ.

Với địa hình rộng, quy mô 9 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) hiện nay (7 trường cấp THCS, 2 trường cấp THPT) chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Vì vậy, rất cần thiết bổ sung trường PTDTNT cấp THPT tại các huyện vùng cao có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ trong chuyến thăm cách đây 60 năm và những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo, sự nghiệp giáo dục của tỉnh, trong đó giáo dục dân tộc luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, ngành và các địa phương, qua đó thu được nhiều kết quả, trở thành điểm sáng của giáo dục Yên Bái.