Điểm sáng giáo dục Yên Bái - Bài 3: Tiếp tục nâng cao hiệu quả giáo dục dân tộc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/2/2019 | 8:23:30 AM

YênBái - Với địa hình rộng, quy mô 9 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) hiện nay (7 trường cấp THCS, 2 trường cấp THPT) chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Vì vậy, rất cần thiết bổ sung trường PTDTNT cấp THPT tại các huyện vùng cao có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT, tặng quà cho các giáo viên vùng cao có thành tích trong giảng dạy.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT, tặng quà cho các giáo viên vùng cao có thành tích trong giảng dạy.


Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ trong chuyến thăm cách đây 60 năm và những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo, sự nghiệp giáo dục của tỉnh, trong đó giáo dục dân tộc luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, ngành và các địa phương, qua đó thu được nhiều kết quả, trở thành điểm sáng của giáo dục Yên Bái.

Những kết quả giáo dục dân tộc đạt được là hết sức to lớn, tuy nhiên do đặc thù là tỉnh miền núi đời sống bà con người DTTS còn nhiều khó khăn. Vì vậy, giáo dục dân tộc vẫn cần tiếp tục được quan tâm.  

Theo ông Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở GD&ĐT Yên Bái: Với địa hình rộng, quy mô 9 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) hiện nay (7 trường cấp THCS, 2 trường cấp THPT) chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Vì vậy, rất cần thiết bổ sung trường PTDTNT cấp THPT tại các huyện vùng cao có đông đồng bào DTTS để con em các dân tộc được theo học trường PTDTNT tại địa bàn huyện. 

Cùng hệ thống mạng lưới trường PTDTNT như lãnh đạo ngành giáo dục nêu, dù đã quan tâm đầu tư, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, đa số các trường PTDTNT và BT còn thiếu phòng học chức năng, thiếu phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ (hoặc đã được đầu tư nhưng xuống cấp). Đặc biệt, các trường bán trú, thiếu nhà bán trú, bếp ăn và công trình phụ trợ. 

Đơn cử như Trường PTDTBT THCS Lao Chải, Mù Cang Chải, toàn trường có 13 phòng bán trú nhưng có tới 560 học sinh, bình quân 43 học sinh/phòng. Bất cập hơn là cả trường chỉ có 5 phòng tắm, nhà vệ sinh, bình quân 100 cháu/ 1 nhà vệ sinh. 

Đây là tình trạng chung của các trường BT, nhất là ở vùng cao. Không chỉ thiếu thốn về cơ sở vật chất, các trường còn thiếu giáo viên và nhân viên theo quy định. 

Đơn cử, như Trường Mầm non Sao Mai, xã Dế Xu Phình (Mù Cang Chải) có 10 lớp, 268 học sinh, 224 học sinh ăn trưa, hiện trường có 3 cán bộ quản lý, 16 giáo viên, 1 nhân viên, so với quy định thiếu 4 giáo viên, 2 nhân viên. 

Hoặc tại hai Trường Mầm non xã Lao Chải (Mù Cang Chải) có 24 lớp, trên 750 học sinh, hiện có 24 cán bộ, giáo viên, nhân viên, so với yêu cầu thiếu 8 giáo viên, 1 nhân viên… Nhân lực thiếu nhưng công việc lại tăng do giáo viên phải thực hiện công tác bán trú 24/ 24h để quản lý các em trong giờ tự học, giờ lao động, hoạt động ngoại khóa, tổ chức cho các em ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân. 

Bên cạnh đó, một số trường liên cấp có quy mô lớn, nhiều cấp học, số lượng học sinh bán trú đông từ đó có nguy cơ mất an toàn như: hỏa hoạn, dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, đuối nước... 

Những bất cập, khó khăn trên đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục do một số lớp chưa thể tổ chức học 2 buổi/ngày theo quy định. Hơn thế, việc thiếu giáo viên, nhân viên theo quy định ở một số cơ sở trường học và các huyện, thị sẽ dẫn đến không công nhận được phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Một số giáo viên bố trí làm công tác quản sinh tại trường có học sinh bán trú nhưng không phải là trường PTDTBT nên không có chế độ hỗ trợ...

Để giáo dục dân tộc tiếp tục phát triển, bên cạnh những giải pháp đẩy mạnh phát triển - kinh tế, nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS cần tiếp tục đề nghị Chính phủ tăng cường các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường phổ PTDTNT và BT, các cơ sở giáo dục mầm non; bổ sung các chính sách đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên công tác tại các trường PTDTBT, trường phổ thông có học sinh bán trú... 

Ngành giáo dục cần tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới, quy mô các trường PTDTNT phù hợp với nhu cầu tạo nguồn cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng tại địa phương; đảm bảo đáp ứng liên thông đào tạo giữa cấp THCS và cấp THPT trong hệ thống trường PTDTNT; tiếp tục tăng cường các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ trường PTDTNT đạt chuẩn quốc gia.

Các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và người dân về giáo dục nói chung và giáo dục dân tộc nói riêng để từ đó củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục của hệ thống trường nội trú, bán trú đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho giáo dục vùng DTTS. Nâng cao chất lượng giáo dục, cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường PTDTNT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…

Đối với các nhà trường, bên cạnh đảm bảo giảng dạy theo quy định, cần khảo sát, phân loại năng lực học sinh để xây dựng kế hoạch phân luồng và tổ chức hướng nghiệp cho học sinh, bảo đảm sau khi tốt nghiệp THPT, các em có thể lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực, sở trường cá nhân và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, địa phương; phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn để đào tạo và công nhận kỹ năng nghề cho học sinh; tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh... 

Đồng thời, tổ chức tốt đời sống nội trú, bán trú cho 100% học sinh. Cùng với giáo dục văn hóa, các trường cần tăng cường giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh và ứng phó với tệ nạn xã hội; giáo dục học sinh kỹ năng hoạt động xã hội với các nội dung thiết thực, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm văn hóa DTTS; tổ chức các hoạt động tự học ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo; xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. 

Đặc biệt, cần tổ chức bếp ăn tập thể bảo đảm dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định; phối hợp với các cơ sở y tế của địa phương chăm sóc sức khỏe cho học sinh, chủ động, tích cực phòng chống dịch bệnh. 

Trên mảnh đất Yên Bái hôm nay, từ vùng thấp đến vùng cao, tại các điểm trường PTDTNT và BT, đâu đâu cũng bắt gặp những hình ảnh các em học sinh người Mông, Dao, Tày... ngoan ngoãn học tập. Các em được sống trong môi trường nhân văn khi được các thầy, cô như mẹ hiền chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, dạy các em từ những công việc nhỏ như vệ sinh cá nhân, cắt tóc, gội đầu; được bảo ban, dạy dỗ nhường nhịn nhau trong sinh hoạt lại được tham gia các hoạt động ngoại khóa như trồng rau xanh, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh… 

Chắc chắn, từ sự đầu tư này, chỉ ít thời gian nữa thôi, những lớp thế hệ học sinh tương lai có tri thức, có nhân cách sẽ trưởng thành, tiếp nối thế hệ đi trước xây dựng vùng cao thoát khỏi đói nghèo và từng bước phát triển bền vững.

Đình Tứ

Tags Yên Bái giáo dục Mù Cang Chải Lao Chải PTDTNT

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục