Đầu tư cảng Nha Trang thành cảng du lịch quốc tế
- Cập nhật: Thứ năm, 4/9/2014 | 8:14:22 AM
Ngày 3-9, ông Nguyễn Chiến Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - cho biết cảng Nha Trang sẽ chuyển công năng thành cảng du lịch quốc tế trong năm 2015.
Tàu du lịch tại cảng Nha Trang.
|
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cảng Nha Trang sẽ trở thành cảng du lịch quốc tế cao cấp, không chỉ đón các tàu du lịch quốc tế mà còn là các bến du thuyền, phù hợp với định hướng phát triển của thành phố du lịch Nha Trang.
Theo kế hoạch, các tàu vận chuyển hàng hóa ở cảng Nha Trang hiện nay sẽ được dời sang hoạt động tại cảng Cam Ranh, còn các tàu, thuyền du lịch của các công ty lữ hành, người dân vẫn hoạt động bình thường tại bến cảng dân sinh, thuộc khu vực cảng Nha Trang.
Đối với các tàu, thuyền chưa đạt chuẩn, tỉnh sẽ bố trí sang cảng mới (mở khu vực cuối khu đô thị mới An Viên). Sau lộ trình 1-3 năm nâng cấp, tàu thuyền đạt chuẩn sẽ được vào bến cảng dân sinh thuộc cảng du lịch Nha Trang đưa đón khách bình thường.
Liên quan đến việc chuyển giao cảng, có thông tin cảng Nha Trang được định giá 245 tỉ đồng nhưng tỉnh lại cho Công ty cổ phần Vinpearl, thuộc Tập đoàn Vingroup mua lại chỉ với 85 tỉ đồng, ông Thắng giải thích: “Tôi khẳng định 85 tỉ đồng chỉ là một phần ban đầu trong tổng 245,4 tỉ đồng được định giá của cảng Nha Trang. Số tiền này tương ứng với khoản tiền Vinalines đã đầu tư cho cảng. Để hoàn tất việc nhận chuyển giao cảng, tỉnh phải trả cho Vinalines 85 tỉ đồng và Công ty CP Vinpearl đã chuyển trước cho tỉnh khoản chi phí ban đầu này".
Ông Thắng cho biết sau khi nhận lại cảng, Khánh Hòa sẽ quy hoạch lại và lúc đó tỉnh mới chính thức kêu gọi các nhà đầu tư. Giá trị cổ phần có thể còn tăng cao hơn 160 tỷ đồng định giá còn lại. “Về phía Vinpearl, Công ty có thể giữ số cổ phần trị giá 85 tỉ đồng với tư cách như một trong số các cổ đông hoặc chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác”- ông Thắng nói.
(Theo TTO)
Các tin khác
Ngày 3/6, tại Khu công nghiệp Lộc An-Bình Sơn, huyện Long Thành, Đồng Nai, Tập đoàn DONG-IL (Hàn Quốc) đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất sợi đầu tiên tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư ban đầu gần 52 triệu USD.
Đây là Dự án do Tổng công ty 36 - Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Hà Nội - Công ty cổ phần Trường Lộc là nhà đầu tư.
Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo tiếp tục triển khai các dự án theo mô hình PPP để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục dự án đầu tư phát triển hệ thống cấp nước trục đường Láng - Hòa Lạc phạm vi thành phố Hà Nội, sử dụng nước sạch sông Đà, vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á.