Khởi công Nhà máy nhiệt điện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/10/2014 | 1:18:32 PM

Sáng 23/10, Tập đoàn Geleximco đã làm lễ khởi công Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long. Đây là dự án nhiệt điện đầu tiên, có quy mô lớn do tư nhân đầu tư tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại lễ khởi công.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại lễ khởi công.

Tới dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao ý nghĩa của việc thu hút các nguồn lực xã hội vào đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ phát triển, nhất là nguồn năng lượng điện đáp ứng yêu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao việc nhà đầu tư chuẩn bị kỹ càng dự án, lựa chọn và sử dụng công nghệ được đánh giá là phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển của ngành điện. Vì vậy, chủ đầu tư, các nhà thầu trong thi công phải thực hiện biện pháp quản lý đảm bảo đúng tiến độ thực hiện dự án, có phương án và giải pháp xử lý các rủi ro trong quá trình xây dựng và vận hành dự án. Đảm bảo chất lượng, đặc biệt là vấn đề môi trường cũng như vận hành hiệu quả nhà máy.

Bộ Công Thương cùng chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo và giám sát, tạo điều kiện cho chủ đầu tư trong việc thi công an ninh an toàn, đảm bảo mặt bằng, kiểm soát công nghệ của dự án nhiệt điện Thăng Long để đảm bảo các yêu cầu đề ra.

Theo chủ đầu tư, dự án Nhà máy nhiệt điện Thăng Long có công suất 2x300MW được xây dựng tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, sử dụng công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn do Pháp thiết kế và chế tạo, nhà máy sử dụng các loại than nhiệt trị thấp và giảm tối đa mức phát thải bụi và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính.

Đây cũng là dự án nhiệt điện tư nhân đầu tiên ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 627/QĐ-TTg ngày 29/7/2011. Dự án có 20% vốn chủ sở hữu và 80% vốn vay nước ngoài.

Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long có tổng diện tích 124,44 ha. Trong đó, nhà máy chính có diện tích: 34,66 ha; bãi thải xỉ: 57,49 ha; cảng than: 12,39 ha; các khu vực phụ trợ khác: 19,9 ha. Tổng mức đầu tư dự án gần 20.000 tỷ đồng.

Dự kiến, nhà máy sản xuất 4.185 GWh/năm, điện thương mại đạt công suất 3.782,4 GWh/năm và đến cuối năm 2017 sẽ bắt đầu đi vào vận hành khai thác.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Chính quyền địa phương và lực lượng tại chỗ giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại. (Ảnh: Fanpage Tin tức Lục Yên)

Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Lục Yên, tính đến 15 giờ ngày 18/4, mưa vừa, mưa to kèm dông lốc xảy ra lúc 21h đêm 17/4 trên địa bàn huyện Lục Yên đã làm 1 người bị thương, một số thiệt hại về người, tài sản, nhà ở, sản xuất nông nghiệp tại nhiều xã.

Một nhà dân ở huyện Văn Chấn bị tốc gần toàn bộ mái nhà trong trận lốc xoáy kèm mưa đá  rạng sáng ngày 28/3/2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Chiều và đêm nay (17/4) đến sáng sớm mai( 18/4), các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có mưa to. Lượng mưa phổ biến 5-15mm, có nơi trên. Trong mưa dông đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét mưa đá và gió giật mạnh.

Lũ ống gây thiệt hại nặng nề tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Ảnh tư liệu

Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 có chủ đề “Hành động sớm- Chủ động trước thiên tai”. Việc đưa ra chủ đề này nhằm tăng cường thông tin truyền thông, nâng cao năng lực cộng đồng, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong công tác phòng, chống thiên tai; sẵn sàng phương án ứng phó với thiên tai năm 2024.

Ngày 16/4, tại huyện Yên Bình, Công ty Điện lực Yên Bái tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN), xử lý sự cố lưới điện, công nghệ thông tin - an toàn năm 2024 trên lưới điện 22kV do Điện lực Yên Bình quản lý vận hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục