Chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó áp thấp nhiệt đới

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/8/2020 | 3:21:04 PM

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông được dự báo sẽ mạnh lên thành bão vào chiều tối nay (1/8) và đi vào khu vực ven biển các tỉnh thành từ Quảng Ninh đến Nghệ An.

Phó Thủ tướng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Trịnh Đình Dũng chỉ đạo cuộc họp.
Phó Thủ tướng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Trịnh Đình Dũng chỉ đạo cuộc họp.

Ngay trong sáng 1/8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp chuẩn bị các phương án ứng phó.

Mở đầu cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về chống thiên tai đã nhận định phạm vi ảnh hưởng của ATND sau có thể mạnh lên thành bão là rất rộng lớn cả trên biển và trên đất liền. Và chưa đầy 24h tới nhiều vùng miền trên cả nước có khả năng xảy ra mua lớn, tiềm ẩn nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp đô thị.



Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới. 

Trước tình huống cấp bách này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu:

- Kiểm đếm tàu thuyền hoạt động trong khu vực nguy hiểm; hướng dẫn tàu thuyền neo đậu an toàn.

- Chỉ đạo lực lượng xung kích phòng chống thiên tai triển khai kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

- Kiểm tra các trọng điểm đê điều xung yếu, các hồ đập bị hư hỏng, xuống cấp, đang thi công.

- Bố trí lực lượng sẵn sàng xử lý sự cố ngay từ giờ đầu.

- Sẵn sàng tiêu nước chống úng, tiêu thoát nước khu vực đô thị.

- Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đối với các khu vực hầm lò, khu vực khai thác, bãi xả thải đặc biệt là các khu vực có dân cư, đề phòng mưa lũ gây sập hầm hoặc sạt lở đất.

- Tổ chức cảnh báo, canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực ngầm tràn, ngập sâu, nước chảy siết đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông.

- Rà soát phương án sẵn sàng triển khai ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trong tình huống dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, sau các trận động đất liên tiếp xảy ra những ngày vừa qua ở Bắc Bộ, nếu có mưa lũ lớn, hồ chứa đầy nước sẽ dẫn đến tình huống nguy hiểm. Đối với Nghệ An sau 70 ngày không có mưa, nếu mưa lớn dồn dập kéo dài sẽ khiến đất bở rời, nguy cơ sạt trượt rất cao.

(Theo VTV)

Các tin khác
Lãnh đạo xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng sớm khắc phục hậu quả thiên tai

Mưa to kèm dông lốc xảy ra ngày và đêm 24/4 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã làm 133 nhà bị tốc mái cùng một số thiệt hại về sản xuất, cơ sở hạ tầng.

Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái kiểm tra công tác phòng chống hạn tại thị xã Nghĩa Lộ

Để chủ động phòng, chống hạn, đảm bảo cung cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp năm 2024, UBND tỉnh Yên Bái vừa có Công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Thành phố Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Thành phố Yên Bái đang tích cực triển khai công tác phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) theo phương châm phát huy "4 tại chỗ".

Lãnh đạo xã Chế Cu Nha kiểm tra và hỗ trợ tấm lợp, chỉ đạo các lực lượng khẩn trương giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Do ảnh hưởng của hội tụ gió trên cao mực 1.500 m nên chiều và đêm 24/4 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải xảy ra mưa to kèm lốc, sét, mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà ở của người dân, gẫy đổ nhiều cột điện và cây cối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục