133 người chết và mất tích do mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/10/2020 | 2:48:32 PM

Báo cáo sáng 21/10 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, ảnh hưởng của mưa lũ từ ngày 6/10 đến ngày 20/10 đã làm 111 người chết, 22 người mất tích.

Những hộ dân đang mắc kẹt do ngập lũ nặng lội ra nhận tiếp tế lương thực, nước uống tại xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Những hộ dân đang mắc kẹt do ngập lũ nặng lội ra nhận tiếp tế lương thực, nước uống tại xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó, về nông nghiệp: 371ha lúa bị ngập; 7.126ha hoa màu bị ngập, hư hại; 5.876 con gia súc, 685.225 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Về tình hình ngập lụt, tính đến 19h/20/10 còn 124.569 hộ dân tại 2 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình còn ngập. Cụ thể, tại Hà Tĩnh, ngập 26.171 hộ tại 9 huyện, thị, thành phố: Hương Khê, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, TP. Hà Tĩnh, Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh và Vũ Quang. Trọng điểm là ở các huyện Cẩm Xuyên: 13.393 hộ, Lộc Hà: 1.600 hộ, thị xã Kỳ Anh: 1.383 hộ và TP. Hà Tĩnh: 2.300 hộ, nước đang tiếp tục rút.

Tại Quảng Bình: ngập 98.398 hộ tại 7 huyện, thị, thành phố: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Minh Hóa, Thị xã Ba Đồn, TP. Đồng Hới và Quảng Trạch. Tập trung chủ yếu ở các huyện Lệ Thủy: 32.000 hộ, Quảng Ninh: 13.067 hộ, Bố Trạch: 13.924 hộ, Thị xã Ba Đồn: 22.032 hộ, nước đang rút chậm.

Tại Quảng Trị, cơ bản nước đã rút khỏi nhà dân, chỉ còn một số tuyến đường ở các vùng thấp trũng, gần sông còn ngập nhẹ.

Để hỗ trợ người dân miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý xuất gạo dự trữ quốc gia và tạm cấp từ dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 hỗ trợ 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Hà Tĩnh mỗi tỉnh 1.000 tấn gạo và 100 tỷ đồng để cứu trợ khẩn cấp cho người dân vùng lũ, thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn, an sinh xã hội.

Quân khu 4 đã cử các đoàn công tác đến thăm và trao 1.200 thùng mì tôm, 2 tấn gạo, 8,5 tấn lương khô hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các huyện, thị xã và thành phố Huế huy động lực lượng hỗ trợ người dân tập trung khắc phục nhà cửa bị  hư hỏng, tổ chức dọn dẹp vệ sinh để đảm bảo sinh hoạt trở lại của người dân; tập trung chỉ đạo khôi phục đường giao thông, hệ thống điện, viễn thông sau khi lũ rút; cấp phát và phân phối 78 tấn gạo, 450 thùng bánh gạo và 38.700 mì tôm, 150 suất hàng hỗ trợ khẩn cấp.

Bên cạnh đó, các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh và quân khu 4 đã huy động nhiều phương tiện, vật tư, máy móc, nhân lực để tổ chức di dời dân và khắc phục hậu quả do mưa lũ, ngập sâu diện rộng, sạt lở đất.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Lãnh đạo xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng sớm khắc phục hậu quả thiên tai

Mưa to kèm dông lốc xảy ra ngày và đêm 24/4 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã làm 133 nhà bị tốc mái cùng một số thiệt hại về sản xuất, cơ sở hạ tầng.

Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái kiểm tra công tác phòng chống hạn tại thị xã Nghĩa Lộ

Để chủ động phòng, chống hạn, đảm bảo cung cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp năm 2024, UBND tỉnh Yên Bái vừa có Công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Thành phố Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Thành phố Yên Bái đang tích cực triển khai công tác phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) theo phương châm phát huy "4 tại chỗ".

Lãnh đạo xã Chế Cu Nha kiểm tra và hỗ trợ tấm lợp, chỉ đạo các lực lượng khẩn trương giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Do ảnh hưởng của hội tụ gió trên cao mực 1.500 m nên chiều và đêm 24/4 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải xảy ra mưa to kèm lốc, sét, mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà ở của người dân, gẫy đổ nhiều cột điện và cây cối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục