Rét đậm, rét hại gây thiệt hại khoảng hơn 13 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/1/2021 | 1:57:06 PM

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến thời điểm hiện nay, rét đậm, rét hại đã gây nhiều thiệt hại về chăn nuôi, trồng trọt. Trong đó, đã có nhiều gia súc, gia cầm bị chết, nhiều diện tích hoa màu bị ảnh hưởng. Ước tính thiệt hại khoảng hơn 13 tỷ đồng.

Nhiều nơi vẫn để trâu bò thả rông mặc dù đã được cảnh báo có băng giá
Nhiều nơi vẫn để trâu bò thả rông mặc dù đã được cảnh báo có băng giá

Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Yên Bái, Nghệ An, tính đến 17h ngày 13/1/2021, rét đậm, rét hại đã gây nhiều thiệt hại tại các địa phương,

Cụ thể, tại khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, rét đậm, rét hại đã làm 637 con trâu, 189 con bò, 36 con lợn, 1 con ngựa, 52 con dê; 335 con gia cầm bị chết. Tại khu vực các tỉnh Trung Bộ hiện đang xác minh thiệt hại. 

Riêng tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai nhận được báo cáo ngày 13/1/2021 của phòng Nông nghiệp huyện A Lưới và thông tin từ các phương tiện truyền thông về số lượng gia súc thiệt hại do mưa rét tại địa phương tới hơn 900 con. Đây là số lượng thiệt hại rất lớn đối với tỉnh không nằm trong khu vực trọng điểm rét đậm, rét hại.

Về trồng trọt, 108 ha rau màu, 1.050 chậu địa lan của tỉnh Lào Cai bị thiệt hại. Ước tính thiệt hại khoảng hơn 13 tỷ đồng.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, tình hình rét đậm, rét hại sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt trong tháng 1 năm 2021. Để chủ động, tăng cường các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại cho người và gia súc, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế khẩn trương thành lập các đoàn công tác với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn về cơ sở để đánh giá hiện trạng, nguyên nhân; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống rét cho người, vật nuôi, cây trồng.

Đồng thời, chủ động bố trí ngân sách địa phương, quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn lực tại chỗ để kịp thời khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân. Đặc biệt, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân tại từng thôn bản, hộ gia đình tập trung gia súc về chuồng, có biện pháp đảm bảo an toàn chống rét cho vật nuôi như: bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, thức ăn tinh, làm khô, làm khô ráo nền chuồng,…

Ngoài ra, với các địa phương chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị cần tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 01/CĐ-TW ngày 7/1/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh, sóng lớn trên biển.

Thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh; tăng cường thông tin để chính quyền các cấp, người dân, nhất là ở vùng cao biết, chủ động phòng, tránh. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra công tác ứng phó rét đậm, rét hại tại các khu vực trọng điểm vùng cao, đảm bảo an toàn cho người. Cảnh báo người dân không sưởi bằng lò đốt than trong nhà kín; căn cứ thời tiết cụ thể chủ động cho học sinh nghỉ học,…

* Thừa Thiên - Huế bị "nhắc” vì để 900 con trâu, bò chết rét

Cũng trong sáng nay (14/1), Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vừa có công văn số 02 gửi tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc "tăng cường biện pháp ứng phó rét đậm rét hại”.

Công văn nêu, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vừa nhận được báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và từ thông tin đại chúng về việc ở đây có tới 900 con gia súc bị chết rét. 

Theo Ban chỉ đạo Trung ương, đây là số lượng thiệt hại rất lớn trong khi tỉnh Thừa Thiên - Huế không nằm trong khu vực trọng điểm rét đậm, rét hại và còn lớn hơn tổng thiệt hại của các tỉnh ở miền núi phía Bắc (trung tâm của đợt rét đậm, rét hại vừa qua).

Vì vậy, Ban chỉ đạo Trung ương đề nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế thành lập các đoàn công tác có sự giám sát của cơ quan chuyên môn để đánh giá thiệt hại và tìm nguyên nhân, sử dụng nguồn ngân sách và quỹ phòng chống thiên tai của địa phương để khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân; đồng thời triển khai, hướng dẫn bà con các biện pháp phòng chống rét cho người, vật nuôi, cây trồng vì theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng - thuỷ văn quốc gia, trong tháng 1-2021 còn nhiều đợt rét đậm, rét hại. 



Nhiều người dân ở huyện Mù Cang Chải - Yên Bái chủ động phòng chống rét cho gia súc bằng cách đốt lửa, quây bạt và tích trữ thức ăn. 

Theo báo cáo sáng 14-1 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, thiệt hại do rét đậm, rét hại đến nay: Khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và Nghệ An: 637 trâu, 189 bò, 36 heo, 1 ngựa, 52 dê; 335 con gia cầm bị chết. 

Khu vực các tỉnh Trung bộ: hiện đang xác minh thiệt hại, theo báo cáo ban đầu của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thiệt hại 909 con trong đó; 62 trâu, 469 bò, 378 dê.

(Theo dangcongsan.vn - SGGP)

Các tin khác
Bản đồ chất tâm động đất.

Sau trận động đất xảy ra tại huyện Mường Tè, Lai Châu khoảng sáu giờ đồng hồ, một trận động đất nữa lại tiếp tục xảy ra tại Vân Nam, Trung Quốc.

Ảnh minh hoạ

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, từ nay đến ngày 10.2.2021, khả năng xuất hiện khoảng một xoáy thuận nhiệt đới (áp thấp nhiệt đới/bão) trên khu vực phía Nam của Biển Đông.

Từ sáng 9/1, băng giá đã xuất hiện ở nhiều đỉnh núi cao của huyện Mù Cang Chải.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, nên thời tiết các khu vực trong tỉnh Yên Bái đêm nay và ngày mai (11/1) tiếp tục có mưa nhỏ vài nơi, trời rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 5 - 7 độ C.

Sáng 9/1, tại đỉnh đèo Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), cây cối đã được nhuộm một màu trắng của băng tuyết. (Ảnh: Đình Nguyên)

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét hại với nhiệt độ thấp nhất 7-10 độ C, vùng núi 4-7 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ và tiếp tục khả năng xảy ra mưa tuyết, băng giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục