Túc Đán không còn hộ phải di dời khẩn cấp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/7/2021 | 7:41:11 AM

YênBái - Để giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, những năm qua, cùng với tuyên truyền để nhân dân nâng cao cảnh giác với mọi diễn biến thời tiết, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu đã tích cực di dời các hộ dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Cầu qua suối ở thôn Làng Linh, xã Túc Đán đã giúp nhân dân đi lại đảm bảo an toàn.
Cầu qua suối ở thôn Làng Linh, xã Túc Đán đã giúp nhân dân đi lại đảm bảo an toàn.

Được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, ngành cùng tinh thần sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong nhân dân đã giúp cấp ủy, chính quyền xã Túc Đán triển khai hiệu quả việc di dời các hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng của thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ra khỏi khu vực nguy hiểm. Theo đó, đến năm 2020, toàn xã chỉ còn 1 hộ ở thôn Làng Linh thuộc diện cần phải di dời khẩn cấp và đã được di dời ngay. Nhờ đó, Túc Đán cơ bản không còn hộ nằm trong vùng nguy hiểm. 

Ông Vàng A Giàng - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Xác định các hộ ở trong vùng nguy hiểm là nguy cơ mất an toàn về người, tài sản cao nhất nên việc di dời đã được xã ưu tiên hàng đầu. Để việc di dời đạt hiệu quả cao, xã đã căn cứ vào thực tế, chủ động tìm kiếm vị trí đất ở mới cho nhân dân. Ngoài hỗ trợ của Nhà nước, xã huy động các đoàn thể cùng vào cuộc và sự giúp đỡ công sức của nhân dân nên các hộ trong diện di dời được thực hiện thuận lợi và từ năm 2016 đến nay đã di dời được 8 hộ ”. 

Là một trong số các hộ mới được di dời ra khỏi vùng nguy hiểm, bà Mùa Thị Mỷ, thôn Làng Linh phấn khởi: "Trước đây, gia đình tôi ở nơi có nguy cơ sạt lở đất nên mỗi khi trời mưa to, nhất là dịp tháng 7, tháng 8 mưa kéo dài nhiều ngày là cả nhà mất ăn, mất ngủ. Từ khi di dời đến nơi an toàn, tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng tôi không còn phải thấp thỏm lo âu mỗi khi trời mưa và yên tâm lao động sản xuất”.

Được biết, năm 2020, trên địa bàn xảy ra 9 đợt thiên tai đã làm 1 người chết do qua suối bị nước cuốn trôi; 194 nhà dân bị tốc mái với 4.404 tấm lợp bị hư hỏng do gió lốc; thiệt hại 6 con trâu; trên 4 ha lúa nước; sạt lở 4 điểm với hơn 340 m3 đất đá trên các trục đường liên thôn... và tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 365 triệu đồng. 

Song, với tinh thần chủ động, sẵn sàng, ngay sau khi thiên tai xảy ra, xã đã kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo UBND huyện cũng như làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ tu sửa nhà cho các hộ dân bị ảnh hưởng, sửa chữa các công trình, cầu đường bị sạt lở, hư hỏng do thiên tai để nhân dân sớm ổn định lại cuộc sống. 

 Với phương châm chủ động phòng ngừa là chính, năm 2021, để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trong mùa mưa lũ, cùng với làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, xã Túc Đán còn lồng ghép trong các hoạt động tuyên truyền để nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức, không đi lại trong vùng nguy hiểm khi đã có cảnh báo mưa lũ; chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện theo phương châm "4 tại chỗ”; theo dõi, nắm chắc tình hình thời tiết, khí hậu để thông tin cho nhân dân chủ động ứng phó. 

Rà soát các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở, lũ quét để cảnh báo nhân dân; tuyên truyền mọi người dân trong mùa mưa bão không ngủ lại qua đêm tại các lán nương, ruộng; không nên ra khỏi nhà khi trời đang mưa; không đi xúc cá, không vớt củi, không cố vượt qua suối khi đang lũ... Bên cạnh đó, xã tuyên truyền nhân dân chủ động gia cố, kè ta luy, chằng chống nhà cửa, chuồng trại tăng sức chống chịu mưa, lũ, gió lốc.

Ngoài ra, xã cũng chủ động kết nối với các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tìm nguồn đầu tư xây dựng cầu, cống, nâng cấp đường liên thôn để nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn. Cấp thiết là những cây cầu, cống qua suối ở các thôn: Làng Linh, cống Pá Khoang, cầu thôn Tống Ngoài đi thôn Tống Trong... và hiện tại các vị trí trên đều đã được xây dựng cầu và cống đảm bảo. 

Ông Lầu A Súa, thôn Làng Linh tâm sự: "Trước đây chúng tôi đưa con đi học, đi ra ngoài xã đều phải lội suối, mất an toàn, nhất là khi có việc phải đi vào ban đêm và khi trời mưa. Hiện nay, nhờ có Nhà nước, các nhà hảo tâm giúp đỡ đã làm được cầu, đường bê tông giúp nhân dân đi lại thuận lợi và ai cũng phấn khởi, tích cực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống”.
Châu Á

Tags Túc Đán di dời khẩn cấp mùa mưa lũ Trạm Tấu gà đen khoai sọ

Các tin khác
Lực lượng diễn tập đang sơ tán tài sản người dân ra khỏi vùng ngập lụt.

Ngày 29/6, Ban chỉ đạo diễn tập ứng phó lụt bão– tìm kiếm cứu nạn (UPLB – TKCN) thị xã Nghĩa Lộ đã chỉ đạo tổ chức diễn tập UPLB – TKCN xã Nghĩa Phúc năm 2021.

Trận mưa lũ tháng 7 năm 2019 đã gây thiệt hại nặng nề cho huyện Trạm Tấu.

Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46 yêu cầu thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa dông trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Năm 2021, Văn Yên đã vận động 3 hộ di chuyển đến nơi an toàn theo hình thức xen ghép. Tuy nhiên, qua rà soát, trên địa bàn huyện còn 752 hộ nằm trong vùng nguy cơ ngập úng, lũ quét, sạt lở đất. Trong đó, nguy cơ sạt lở đất 347 hộ/77 điểm thuộc địa bàn 20 xã, thị trấn.

Ngày 19/6, huyện Văn Chấn đã tổ chức thành công cuộc diễn tập ứng phó thiên tai, bão lụt và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, làm điểm cấp huyện của tỉnh.

Ban Chỉ huy phòng chống Thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 45 đề nghị thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở ngành và các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức thực hiện nghiêm việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục