An Thịnh phát huy ý thức tự giác, chủ động của người dân phòng chống thiên tai

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/7/2021 | 8:44:34 AM

YênBái - Xã An Thịnh, huyện Văn Yên địa hình có độ dốc cao, lại có sông Hồng, ngòi Bục, ngòi Thia chảy qua nên mỗi khi mưa kéo dài, nguy cơ lũ, lụt, ngập úng, sạt lở bờ sông, sạt lở ta luy… luôn hiện hữu.

Cán bộ xã An Thịnh kiểm tra thực tế nguy cơ sạt lở đất tại gia đình bà Hoàng Thị May, thôn Làng Cau. Ảnh: Hoài Văn
Cán bộ xã An Thịnh kiểm tra thực tế nguy cơ sạt lở đất tại gia đình bà Hoàng Thị May, thôn Làng Cau. Ảnh: Hoài Văn

Bởi vậy, ngay từ đầu năm, xã đã xây dựng phương án phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) để chủ động, kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, xã hội của địa phương.

Từ thực tế của địa phương, cùng sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT và các ngành của xã, An Thịnh đã chủ động xây dựng kế hoạch PCTT hàng năm, xây dựng các phương án xử lý tình huống khi có thiên tai xảy ra như: ngập úng do nước sông Hồng dâng cao tại các thôn: Cổng Trào, Đại An, An Hòa hoặc do mưa to kéo dài; phương án xử lý khi xảy ra sạt lở đất, lũ ống tại các thôn như: Làng Cau, An Phú. 

Đồng chí Trần Văn Hai - Phó Chủ tịch UBND xã An Thịnh cho biết: "Ban Chỉ huy PCTT - TKCN của xã với 40 thành viên, hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động và đã được UBND huyện phê duyệt. Các thôn đã thành lập các tiểu ban PCTT-TKCN có từ 5 - 6 thành viên. Cùng với đó, lực lượng cơ động, thanh niên xung kích, dự bị động viên, dân quân, cứu hộ cứu nạn sẵn sàng tham gia ứng phó khi có thiên tai xảy ra”. 

Để bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo PCTT, An Thịnh chia địa bàn xã thành 4 khu vực và phân công các thành viên trong Ban Chỉ huy PCTT-TKCN phụ trách chỉ đạo từng khu vực, có tên, địa điểm cụ thể và người chỉ huy khi có thiên tai xảy ra. Theo đó, khu vực các thôn: Khe Cỏ, An Phú do đồng chí Chủ tịch UBND xã chỉ đạo; các thôn: Yên Thịnh, Làng Lớn, Tân Thịnh do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã chỉ đạo; các thôn: An Hòa, Đại An, Cổng Trào do đồng chí Chỉ huy trưởng Quân sự xã chỉ đạo; các thôn: Đồng Tâm, Làng Cau, Làng Chẹo, do đồng chí Trưởng Công an xã chỉ đạo. 

Đồng chí Trần Công Bằng - Chỉ huy trưởng Quân sự xã cho biết: "Về mùa mưa, nước thường dâng cao, tạo thành dòng chảy lớn, gây ngập úng và lũ quét gây thiệt hại các công trình giao thông, thủy lợi, cây trồng của nhân dân địa phương. Vì vậy, bên cạnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo PCTT, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN của xã đã lồng ghép kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của xã, các tổ chức, đoàn thể với công tác PCTT để tuyên truyền, tập huấn kiến thức cho đội ngũ cán bộ, hội viên thuộc tổ chức, đơn vị mình nhằm cung cấp kiến thức về PCTT và tác động của nó đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong xã”.

Những năm gần đây, thiên tai xảy ra bất thường và rất khó lường. Việc An Thịnh xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn xã trong hoạt động PCTT theo quy định của pháp luật; nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai; nâng cao nhận thức cộng đồng trong "Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” để phát huy ý thức tự giác, chủ động PCTT của toàn dân trên địa bàn xã; chủ động nắm bắt tình hình, thông tin dự báo thời tiết, kịp thời có phương án đối phó nhằm giảm thiểu thiệt hại bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Thành Trung

Tags phòng chống thiên tai ý thức tự giác chủ động

Các tin khác
Trẻ được chăm sóc chu đáo trong mùa đông tại Trường Mầm non Nà Hẩu, huyện Văn Yên. (Ảnh minh họa: Thanh Ba)

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên các khu vực trong tỉnh Yên Bái phổ biến không mưa (riêng ngày 1/12/2023 có mưa, mưa nhỏ rải rác), đêm và sáng trời rét; khu vực vùng cao đêm và sáng trời rét đậm, rét hại. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 14-16 độ C (vùng cao 10-12 độ C).

Đêm 5/8/2023, một trận lũ ống, lũ quét lịch sử xảy ra trên địa bàn các xã Hồ Bốn, Lao Chải, Khao Mang của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản. Hàng trăm hộ gia đình mất nhà cửa, phải di dời khẩn cấp; hàng trăm công trình công cộng, hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sạch, thông tin, điện lưới bị hư hỏng nặng; hàng trăm hécta lúa, hoa màu, rừng sản xuất bị thiệt hại; hàng ngàn con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi, khiến đời sống của hàng ngàn người dân của một huyện nghèo vùng cao lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn.

Nhiều ôtô con ngập lụt tại Huế. (Ảnh NLĐO)

Số lượng người chết và mất tích do mưa lũ ở miền Trung đã tăng lên chín người so với những ngày trước.

Di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm tại xã Hướng Lập (Hướng Hóa, Quảng Trị).

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, mưa lớn kèm dông lốc từ ngày 12-15/11 đã gây nhiều thiệt hại tại các địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục