Bão số 5 có thể giật trên cấp 12, hướng vào các tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/9/2021 | 5:55:41 PM

Hiện tâm bão số 5 ở ngay trên vùng biển phía Nam khu vực quần đảo Hoàng Sa, sức gió giật cấp 12 và khả năng sẽ mạnh thêm, hướng vào Quảng Trị - Quảng Nam.

Vị trí và hướng di chuyển của bão số 5.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 5.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, hồi 13h ngày 10/9, tâm bão số 5 (Conson) ở ngay trên vùng biển phía Nam khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 160km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km và khả năng mạnh thêm. Đến 13h ngày 11/9, bão ở cách bờ biển Quảng Trị-Quảng Nam khoảng 230km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-120km/giờ), giật cấp 13.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,0 đến 18,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 109,0 đến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 5 di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km. Đến 13h ngày 12/9, tâm bão ở cách bờ biển Quảng Trị-Quảng Nam khoảng 130km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông từ 24-48 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,5 đến 18,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông. 

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km. Đến 13h ngày 13/9, tâm bão ở ngay trên vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.

Trong 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, cường độ giảm xuống cấp 7-8, mỗi giờ đi được khoảng 10km và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.

Cảnh báo gió mạnh và sóng lớn trên biển: Khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) mưa bão, gió xoáy mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, sau tăng lên cấp 11, giật cấp 13; sóng biển cao từ 4,0-6,0m; biển động dữ dội.

Từ đêm nay (10/9), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm các huyện đảo Lý Sơn, Cồn Cỏ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao từ 4,0-5,0m; biển động rất mạnh.

Cảnh báo mưa lớn trên đất liền: Từ đêm nay đến 13/9, các tỉnh Quảng Trị đến Quảng Ngãi mưa to đến rất to với lượng mưa ở Quảng Trị-Đà Nẵng phổ biến 200-300mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt, ở Quảng Nam-Quảng Ngãi phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt).

Ngày 12-14/9, các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, riêng Quảng Bình và Hà Tĩnh có nơi trên 250mm/đợt.

Ngoài ra, ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động.
(Theo VTC)

Các tin khác
Lãnh đạo xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng sớm khắc phục hậu quả thiên tai

Mưa to kèm dông lốc xảy ra ngày và đêm 24/4 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã làm 133 nhà bị tốc mái cùng một số thiệt hại về sản xuất, cơ sở hạ tầng.

Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái kiểm tra công tác phòng chống hạn tại thị xã Nghĩa Lộ

Để chủ động phòng, chống hạn, đảm bảo cung cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp năm 2024, UBND tỉnh Yên Bái vừa có Công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Thành phố Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Thành phố Yên Bái đang tích cực triển khai công tác phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) theo phương châm phát huy "4 tại chỗ".

Lãnh đạo xã Chế Cu Nha kiểm tra và hỗ trợ tấm lợp, chỉ đạo các lực lượng khẩn trương giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Do ảnh hưởng của hội tụ gió trên cao mực 1.500 m nên chiều và đêm 24/4 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải xảy ra mưa to kèm lốc, sét, mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà ở của người dân, gẫy đổ nhiều cột điện và cây cối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục