Cần sớm khắc phục tình trạng ngập úng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/8/2022 | 7:22:59 AM

YênBái - Quốc lộ 37 đoạn chạy qua phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái dài khoảng 1 km (từ đỉnh dốc Km 2, gần ngã tư giao cắt đường Điện Biên với hai tuyến Bảo Lương và Cao Thắng tới đầu cầu Dài). Đây không là huyết mạch giao thông quan trọng với lưu lượng giao thông lớn nhưng khu vực này lại thường xuyên bị ngập lụt sau mỗi trận mưa lớn.

Sau một trận mưa lớn, đường Điện Biên (đoạn qua phường Yên Ninh) thành dòng suối.
Sau một trận mưa lớn, đường Điện Biên (đoạn qua phường Yên Ninh) thành dòng suối.

Chủ tịch UBND phường Yên Ninh Nguyễn Xuân Chiến thừa nhận: "Cứ mưa rào khoảng 15 phút là xuất hiện úng lụt. Nếu trời mưa lớn và kéo dài thì tình trạng còn trầm trọng hơn. Mặt đường chảy như dòng suối, nước tràn vào nhà nhiều hộ dân sống hai bên đường Điện Biên”. 

Cụ thể như vào sáng thứ Bảy, ngày 6/8/2022, trời đổ mưa lớn đã khiến cả đoạn đường ngập úng, giao thông ách tắc, nhiều phương tiện ô tô, xe máy hư hỏng, nước kéo theo bùn đất phủ khắp mặt đường, hành lang và nhà dân.

Theo nhiều người dân, nguyên nhân là bởi một khe nước lớn chạy dọc tuyến đường có điểm đầu từ cửa hàng xăng dầu Km 2, điểm cuối là suối Khe Ngang. Đây là khe thoát nước tự nhiên, càng về cuối khe, chiều sâu và bề rộng càng lớn. Hiện nay, khe nước này đã "biến mất". Thay vào đó, cống thoát nước đã bị chôn lấp hoàn toàn nên rất khó khăn trong việc nạo vét. 

Một số người lại nhấn mạnh đến việc san tạo mặt bằng để tạo quỹ đất dân cư, đất đá vương vãi làm tắc cống rãnh thoát nước… 

Theo quan sát của phóng viên, những ý kiến của người dân kể trên là đúng nhưng chưa đủ. Hơn nữa, đó không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập lụt tại đoạn đường này. Trước hết, khu vực này là một vùng trũng, nước từ khu phố 3 (đỉnh đồi, phía sau Sở Giao thông - Vận tải) đổ xuống đường Cao Thắng rồi chảy sang đường Điện Biên, từ Trung tâm Đào tạo, sát hạch xe mô tô trên đường Bảo Lương, từ khu đồi phía sau Chi cục Thuế thành phố và toàn bộ trụ sở Công an tỉnh đều tập trung về đây.

Quá trình đô thị hóa, hủm hố bị san lấp, mặt đất bị phủ kín bởi bê tông… Nước không còn chỗ chứa và không thể ngấm xuống đất nên cứ chảy thẳng ra đường. Khu vực từ trước cổng Công an tỉnh tới trụ sở phường Yên Ninh là vùng trũng nhất, nước mưa từ đỉnh dốc Km 2 và đầu cầu Dài do không thoát kịp xuống hố ga nên chảy trên mặt đường, ùn ứ tại khu vực này rồi mới chảy ngược về phía suối Khe Ngang. 

Đặc biệt, suối Khe Ngang (đây là con suối có vai trò quan trọng trong việc thoát nước của thành phố) có độ chênh so với mực nước sông Hồng không lớn, khả năng thoát lũ chậm, vì vậy, nước suối Khe Ngang thường xuyên dâng cao kéo theo việc thoát nước của nhiều khu dân cư, nhiều tuyến đường (trong đó, tiêu biểu nhất là đường Điện Biên (tức quốc lộ 37) đoạn chảy qua phường Yên Ninh) gặp khó khăn, dẫn đến úng lụt.  

Chủ tịch UBND phường Yên Ninh Nguyễn Xuân Chiến cho biết thêm: "Cử tri, UBND phường và UBND thành phố Yên Bái đã nhiều lần kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý tình trạng úng lụt tại khu vực các tổ dân 4, 5, 6 thuộc phường Yên Ninh. Ngành giao thông vận tải và tỉnh đang xem xét và lập phương án xây dựng công trình thoát nước khu vực này”.

Một dự án quy mô lớn, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, tổng mức đầu tư không nhỏ, chưa kể điều kiện thi công khó khăn… rất khó có thể hoàn thành trong một thời gian ngắn. Vì vậy, đoạn đường này sẽ còn bị ngập úng, rất có thể tình trạng còn trầm trọng hơn khi tuyến đường nối giữa đường Yên Ninh với cầu Bách Lẫm đang hình thành, nước sẽ tiếp tục đổ dồn về đây.

Tấn Đạt

Tags Yên Bái ngập úng công trình thoát nước đô thị hóa quỹ đất dân cư

Các tin khác
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến kết luận cuộc họp.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các địa phương cần đặc biệt lưu ý đến tình hình mưa, lũ, sạt lở đất sau bão số 2.

Ngập úng cục bộ tại vùng trũng thấp các huyện Trấn Yên, Lục Yên, TP Yên Bái. Trong ảnh: Ngập úng cục bộ tại đường Kim Đồng, thành phố Yên Bái trong đợt mưa lớn ngày 6-7/8 vừa qua (Ảnh: Thủy Thanh).

Từ hôm nay (11/8) đến ngày 13/8, trên các sông suối trong tỉnh Yên Bái khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2 - 4m. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực trong tỉnh.

Áp thấp nhiệt đới tiếp tục gây mưa lớn cho miền Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An trong hôm nay và ngày mai.

Đêm qua, bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vịnh Bắc Bộ, sáng sớm nay (11/8), áp thấp nhiệt đới đã đổ bộ đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng. Dự báo trong ngày hôm nay, các tỉnh miền Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An tiếp tục mưa lớn do hoàn lưu của bão.

Người dân cần chủ động ứng phó với mưa lớn gây ngập úng cục bộ các đường phố trong thành phố Yên Bái.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm. Từ chiều tối ngày 10/8 đến ngày 12/8, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt. Trong đó có tỉnh Yên Bái nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục