6 người chết và mất tích do mưa lũ ở Nghệ An

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/9/2022 | 10:38:57 AM

Thống kê nhanh của tỉnh Nghệ An cho thấy, đến sáng 30/9 đã có 3 người chết và 3 người mất tích do mưa lũ sau bão số 4. Hiện lũ trên sông Cả (Nghệ An), hạ lưu sông La (Hà Tĩnh) và mực nước trên các sông ở Thanh Hóa đang lên; các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) đang dao động ở mức cao. Các địa phương cần triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Môn Sơn, BĐBP Nghệ An giúp người dân trên địa bàn khắc phục hậu quả mưa lũ.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Môn Sơn, BĐBP Nghệ An giúp người dân trên địa bàn khắc phục hậu quả mưa lũ.

Ngoài 6 người chết và mất tích do mưa lũ, tỉnh Nghệ An ghi nhận 9 nhà bị thiệt hại hoàn toàn, 8.139 nhà bị ngập.

Do lũ lên nhanh gây gập úng diện rộng, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã phải di dời 88 hộ ở khu vực bị ngập sâu.

Nước lũ dâng cao cũng làm ngập hơn 1.100ha lúa, 5.838ha hoa màu, 104,5ha cây công nghiệp và lâu năm. Ngoài ra, còn có hơn 5.100ha thủy sản và 287ha rừng trồng bị ngập trong nước.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến sáng 30/9 có 209 con gia súc, 34.423 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Về công trình hạ tầng, có 28 điểm trường bị ảnh hưởng; gần 2km kênh, 49 đập loại nhỏ và 71 cống bị hư hỏng sạt lở.

Mưa lớn, nước lũ dâng cao đã làm sạt lở bờ kênh tiêu đoạn từ Nam Đàn - Bến Thủy qua xóm 7, làng Rào, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An khoảng 5m. Sau khi phát hiện sự cố, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã trực tiếp chỉ đạo, huy động các lực lượng và nhân dân tập trung xử lý sự cố. Đến 6 giờ ngày 30/9, địa phương đã hoàn thành công tác khắc phục.

Nước ngập cũng gây ách tắc giao thông cục bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An với 31 vị trí bị ngập, 41 vị trí bị sạt lở ta luy.

Hiện nay, lũ trên sông Cả (Nghệ An), hạ lưu sông La (Hà Tĩnh) và mực nước trên các sông ở Thanh Hóa đang lên; các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) đang dao động ở mức cao.

Mực nước lúc 4 giờ ngày 30/9, trên các sông như sau: sông Cả tại Yên Thượng 8,74m, trên báo động (BĐ) 2 0,74m; tại Nam Đàn 6,85m, dưới BĐ2 0,05m;

Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ 12,52m, trên BĐ2 0,02m; tại Hòa Duyệt 8,04m, trên BĐ1 0,54m;

Sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm 10,30m, trên BĐ1 0,30m;

Sông La tại Linh Cảm 6,85m, dưới BĐ2 0,05m.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, lũ trên sông Cả và hạ lưu sông La tiếp tục lên; trên sông Cả tại Nam Đàn lên mức BĐ2-BĐ3, sông La tại Linh Cảm dao động ở mức BĐ1-BĐ2.

Ngày 30/9, trên các sông ở Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 3-5m, hạ lưu từ 1-3m. Đỉnh lũ các sông nhỏ, thượng lưu sông Mã lên mức BĐ1 và trên BĐ1; hạ lưu sông Mã ở dưới mức BĐ1.

Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, đặc biệt tại các huyện: Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Đô Lương (Nghệ An); Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang (Hà Tĩnh).

Trước diễn biến mưa lũ tại Nghệ An và dự báo mực nước trên các sông ở khu vực Bắc Trung bộ tiếp tục lên, để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, các tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các sông; tổ chức lực lượng và nghiêm túc thực hiện việc tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều theo đúng quy định.

Kiểm tra, rà soát các công trình đê điều đang thi công dở dang và triển khai ngay biện pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều.

Rà soát, triển khai trên thực tế phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện hộ đê để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.

(Theo Biên phòng)

Các tin khác
Miền Bắc, Bắc Trung Bộ tiếp tục đón mưa trong nhiều ngày tới.

Mưa sẽ kéo dài ở miền Bắc, các tỉnh Thanh Hóa – Hà Tĩnh đến thứ Hai tuần tới (3/10), trong đó ngày và đêm nay mưa lớn nhất.

Người dân và chính quyền thôn Thượng Sơn sửa chữa một phần cây cầu tạm.

Đến thời điểm hiện tại, tuy nước trên ngòi Hút bắt đầu rút, nhưng thôn Thượng Sơn, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên vẫn bị cô lập.

Nước lũ ngập đến sát mái nhà ở huyện Thanh Chương.

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 (bão Noru) gây mưa lớn, nước lũ trên các sông dâng cao khiến một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh ngập sâu, nhiều nơi bị chia cắt, cô lập.

Ảnh minh họa.

Ngày 29/9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có Công điện số 30/CĐ-QG đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tập trung ứng phó với mưa lũ, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục