Siêu bão Mawar tiến sát đất liền Philippines

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/5/2023 | 7:32:17 AM

Siêu bão Mawar hiện đang di chuyển đến gần Philippines với sức gió lên đến 225 km/h.

Dự kiến đường đi của siêu bão Mawar. (Ảnh: Hệ thống điều phối và cảnh báo thiên tai toàn cầu)
Dự kiến đường đi của siêu bão Mawar. (Ảnh: Hệ thống điều phối và cảnh báo thiên tai toàn cầu)

Theo Cơ quan khí tượng Philippines, tâm bão Mawar cách Luzon, hòn đảo lớn nhất và đông dân nhất Philippines, khoảng 800 km về phía Đông.

Các nhà dự báo thời tiết nhận định, bão Mawar nhiều khả năng sẽ đổ bộ vào phía Bắc Philippines và sau đó tiếp tục di chuyển về phía Nhật Bản. Cơn bão có thể gây ra mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và gió giật mạnh trong ngày 29/5.

Trước khi vào Philippines, bão Mawar đã quét qua đảo Guam trên Thái Bình Dương, với sức gió 240 km/h. Đây hiện là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào hòn đảo này trong năm nay.

Tại Philippines, bão Mawar được gọi với tên Betty. Theo các nhà dự báo thời tiết, bão Betty nhiều khả năng sẽ đổ bộ vào phía Bắc Philippines và bắt đầu suy yếu vào đầu tuần này.

Cơ quan thời tiết Philippines cho biết, phía Bắc đảo Luzon có thể đối mặt với hiện tượng mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và gió giật mạnh trong ngày 28/5. Một số khu vực của Philippines cũng được dự báo sẽ có lượng mưa gần 100 mm vào sáng 30/5.

Sau đó, siêu bão Mawar nhiều khả năng tiếp tục đi về phía Bắc, Đông Bắc, tác động đối với Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc đại lục và Hàn Quốc. Tuy nhiên, tùy thuộc các yếu tố thời tiết, siêu bão có thể di chuyển xa hơn về phía Tây tới Đài Loan hoặc phía Tây Bắc tới Nhật Bản. Hiệp hội Khí tượng Nhật Bản nhận định, sức gió của siêu bão Mawar có thể đạt tối đa 194 km/h.

Cơ quan Điện lực đảo Guam xác nhận, gần như tất cả 52.000 hộ gia đình và doanh nghiệp trên đảo bị mất điện, chỉ 1.000 hộ có điện sau khi siêu bão Mawar tấn công nước này.

Các chuyên gia cho hay, siêu bão Mawar cũng đã vượt qua sức mạnh của các cơn bão được ghi nhận vào năm 2022.

Philippines được coi là quốc gia hứng chịu nhiều cơn bão nhiệt đới nhất trên thế giới khi nước này ghi nhận khoảng 20 cơn bão đổ bộ mỗi năm.

(Theo VTV)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng. Đặc biệt, từ nay cho đến tháng 6, Bắc Bộ xuất hiện các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá, có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm.

Một dòng chảy trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ cạn trơ đáy do lâu ngày không có mưa và việc duy trì dòng chảy tối thiểu của các nhà máy thủy điện không đảm bảo

Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Một số xã, phường của thị xã đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Ảnh minh họa.

Tối 25/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công văn số 154/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn về người trong hoạt động giao thông thủy trong mùa mưa bão.

Lãnh đạo xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng sớm khắc phục hậu quả thiên tai

Mưa to kèm dông lốc xảy ra ngày và đêm 24/4 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã làm 133 nhà bị tốc mái cùng một số thiệt hại về sản xuất, cơ sở hạ tầng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục