Hướng dẫn thực hiện bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/12/2023 | 2:29:18 PM

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 24/2023/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình, cá nhân

Theo Thông tư, hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án bố trí ổn định dân cư được giao đất ở, đất sản xuất, đảm bảo đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tế, phong tục tập quán ở địa phương; miễn, giảm tiền sử dụng đất ở theo quy định hiện hành.

Hỗ trợ trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng của Chương trình bố trí dân cư, bao gồm: Di chuyển người và tài sản, khai hoang, nhà ở, lương thực (trong thời gian đầu tại nơi tái định cư), nước sinh hoạt (nơi không có điều kiện xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung) theo quy định tại điểm c khoản 2 mục IV Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung hỗ trợ thực hiện theo các quy định sau:

1- Hỗ trợ tối thiểu 30 triệu đồng/hộ để di dời nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ thiên tai theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

2- Hỗ trợ kinh phí di chuyển đối với hộ gia đình, cá nhân vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

3- Ủy ban nhân nhân dân cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền quy định cụ thể mức kinh phí hỗ trợ về nhà ở, khai hoang (nếu có), lương thực (trong thời gian đầu tại nơi tái định cư), nước sinh hoạt (nơi không có điều kiện xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung) phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Hỗ trợ bố trí ổn định tại chỗ theo quy định tại điểm đ khoản 2 mục IV Điều 1 Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp trong khu rừng đặc dụng được bố trí tái định cư hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện hành.

Thông tư nêu rõ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán kinh phí di dân ra các đảo theo đơn giá vận chuyển hiện hành và đơn giá xây dựng cơ bản nhà ở đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân là một căn nhà theo phong tục, tập quán của địa phương; bảo đảm chất lượng về nhà ở theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Trường hợp trên cùng địa bàn có nhiều mức kinh phí hỗ trợ theo từng đối tượng, nội dung của Chương trình bố trí dân cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì xem xét, áp dụng mức hỗ trợ có lợi nhất, tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân ổn định cuộc sống.

Hỗ trợ địa bàn bố trí ổn định dân cư xen ghép mức 60 triệu đồng/hộ

Theo Thông tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu đối với vùng bố trí ổn định dân cư tập trung theo dự án được duyệt, bao gồm các hạng mục quy định tại điểm b khoản 2 mục IV Điều 1 Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Hỗ trợ địa bàn bố trí ổn định dân cư xen ghép theo mức 60 triệu đồng/hộ để thực hiện các nội dung: điều chỉnh đất ở, đất sản xuất giao cho các hộ mới đến (khai hoang, bồi thường theo quy định khi thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân khi thu hồi đất) theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; nội dung hỗ trợ còn lại quy định tại điểm d khoản 2 mục IV Điều 1 Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp trên cùng địa bàn có nhiều mức kinh phí hỗ trợ địa bàn nơi bố trí dân cư xen ghép được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì xem xét, áp dụng mức hỗ trợ phù hợp điều kiện thực tế của địa phương. Các hạng mục công trình được lựa chọn để nâng cấp hoặc đầu tư mới theo thứ tự ưu tiên, có sự tham gia của cộng đồng người dân sở tại.

Hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm, tuyên truyền vận động, nâng cao năng lực quản lý, thực hiện Chương trình bố trí dân cư thực hiện theo nội dung quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 mục IV Điều 1 Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022, Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 thực hiện bố trí ổn định dân cư theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước tại các vùng: Thiên tai (sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng); đặc biệt khó khăn (thiếu đất, thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu; ô nhiễm môi trường; các làng chài trên sông nước, đầm phá); biên giới, hải đảo (gồm cả Khu kinh tế - quốc phòng); vùng dân di cư tự do đến đời sống quá khó khăn và khu rừng đặc dụng.

Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 - 2030, thực hiện bố trí ổn định 121.290 hộ, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 bố trí ổn định 64.283 hộ, bao gồm: 47.159 hộ vùng thiên tai; 3.726 hộ vùng đặc biệt khó khăn; 2.872 hộ vùng biên giới, hải đảo; 10.526 hộ di cư tự do, hộ cư trú trong khu rừng đặc dụng.

Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do; tại các vùng dự án bố trí ổn định dân cư: Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 45% trở lên; tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98% trở lên; không còn nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố đạt 90% trở lên.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Tâm chấn trận động đất chiều nay ở Tuyên Quang. (Ảnh: TPO)

Chiều 27/4, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin về trận động đất có độ lớn 4.0 đã xảy ra tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Ảnh minh họa

Những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng. Đặc biệt, từ nay cho đến tháng 6, Bắc Bộ xuất hiện các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá, có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm.

Một dòng chảy trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ cạn trơ đáy do lâu ngày không có mưa và việc duy trì dòng chảy tối thiểu của các nhà máy thủy điện không đảm bảo

Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Một số xã, phường của thị xã đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Ảnh minh họa.

Tối 25/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công văn số 154/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn về người trong hoạt động giao thông thủy trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục