3 người chết, 4 người bị thương; thiệt hại 3.103 nhà, 1.022ha cây trồng; ngập trên 2.400 nhà
Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính đến 7h sáng ngày 9/9, toàn tỉnh có 3 người chết do sạt lở đất. Cụ thể, tại huyện Văn Chấn 1 người chết là cháu Sùng Thị Trang, 10 tuổi, thôn suối Lót, xã Suối Giàng bị nhà gỗ 3 gian sập, đè trúng người; huyện Lục Yên 2 người chết là ông Nguyễn Văn Kim, sinh năm 1955, trú tại thôn 10, xã Động Quan và cháu Năng Văn An, 7 tuổi trú tại thôn Nà Nọi, xã Liễu Đô; 4 người bị thương, gồm 2 người ở xã Động Quan, 2 người ở xã Liễu Đô.
Toàn tỉnh đã tăng lên 3.103 nhà bị thiệt hại, ngập úng; trong đó: Yên Bình 2, Trấn Yên 98, Văn Chấn 242, Mù Cang Chải 41, Trạm Tấu 41, Nghĩa Lộ 153, Văn Yên 110, Lục Yên 11, thành phố Yên Bái 2.405 nhà.
Từ 18h30” ngày 08/9/2024, trên địa bàn thành phố Yên Bái do nước sông Hồng dâng cao trên báo động 3 đã gây ngập úng lớn, chia cắt nhiều thôn, tổ, hộ gia đình (trên 2.400 hộ bị ảnh hưởng đã phải di dời tạm thời để đảm bảo an toàn).
Nước ngập sau vào nhà dân 1-2m nên nhiều xã, phường phải di dời tạm thời các hộ dân cùng tài sản ngay trong đêm 8/9. Cụ thể đã di dời tạm thời: phường Hồng Hà 1.452 hộ; phường Nguyễn Thái Học ở các tổ 1, 2, 9, 14. (100 hộ); phường Nguyễn Phúc: khu vực tổ dân phố Phúc Xuân, Phúc Cường (50 hộ); phường Minh Tân ở các tổ 4, 5, 6, 7, 10 (20 hộ); phường Đồng Tâm là tổ 14 (40 hộ); phường Yên Ninh: khu vực Tuần Quán, Bách Lẫm (82 hộ); xã Tuy Lộc: các thôn Xuân Lan, Bái Dương, Hợp Thành (203 hộ); phường Nam Cường: các tổ dân phố Nam Thọ, Đồng Tiến, Cầu Đền, Đồng Phú (40 hộ); xã Văn Phú: các thôn Tuy Lộc, Văn Liên, Tiên Phú, Ngòi Sen, Lưỡng Sơn, Bình Sơn (28 hộ); xã Giới Phiên: các thôn Ngòi Châu, Tiền Phong, Phúc Thịnh, Đông Thịnh (25 hộ); xã Âu Lâu: các thôn Cửa Ngòi, Cống Đá, Đồng Đình, Đoàn Kết (285 hộ); phường Hợp Minh: các tổ 1, 2, 3, 4, 5 (73 hộ); xã Tân Thịnh: thôn Trấn Ninh 3 (32 hộ).
Mưa lũ đã làm thiệt hại, ảnh hưởng 1022,86 ha cây trồng và sản xuất nông nghiệp; trong đó, lúa 847, 81 ha; ngô, rau màu 138,21 ha; cây công nghiệp (cây dâu) 13,4 ha; cây lâm nghiệp 23,44 ha. Đồng thời mưa lũ làm chết trên 320 con gia cầm, gai súc; vỡ bờ 06 ao cá (ở huyện Trạm Tấu).
Nhiều đoạn trên quốc lộ 32, đường tỉnh 174, đường tỉnh 175B bị sạt lở ta luy, ách tắc giao thông cùng nhiều thiệt hại tại các đường xã, thôn bản do sạt lở taluy gây tắc nghẽn giao thông ở các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Lục Yên và thành phố Yên Bái.
Về các công trình công, công trình thủy lợi: mưa lũ làm gãy đổ vị trí cột 125 đường dây 35 kV 373 E12.21 thuộc xã Đông Cuông, vị trí cột 31 phân đoạn Bản Tát đường dây 35 kV 373 E12.21 thuộc xã Châu Quế Hạ (Văn Yên), Điện lực Văn Yên đã khắc phục dựng cột tạm để cấp điện trở lại. Đổ vị trí cột 15 phân đoạn Mù Cao đường dây 35 kV 379 E12.2 thuộc xã Bản Mù do sạt lở cả mảng đồi, Điện lực Nghĩa Lộ đã tách lèo cô lập điểm sự cố, hiện tại 96 khách hàng thuộc TBA Mù Cao đang bị mất điện.
Vị trí cột 60 phân đoạn Bản Mù đường dây 35kV lộ 379 E12.2 bị sạt lở taluy đến sát móng néo và cách gốc cột 7m, có nguy cơ đổ cột gây sự cố cho lưới điện. Gãy, đổ 23 cột điện (Trấn Yên 5 cột, Văn Yên 4 cột, Nghĩa Lộ 13 cột, Trạm Tấu 1 cột). Ngoài ra còn đứt, hỏng hàng trăm mét dây dẫn, xà néo, sứ đỡ, sứ néo thuỷ tinh... ở nhiều địa điểm.
02 trạm thu phát sóng di động BTS của Mobifone tại xã Đông Cuông, Văn Yên mất sóng do sét đánh nguồn cấp điện trạm phát; trong vòng 02 giờ Mobifone đã khẩn trương khắc phục sự cố đến thời điểm 8h30’ ngày 7/9/2024 đã khôi phục và trở lại hoạt động bình thường.
Mất điện hoàn toàn tại thôn Làng Cò xã Nậm Mười làm ảnh hưởng đến khoảng 120 hộ dân đang sinh sống.
Ước thiệt hại khoảng 19 tỷ đồng.
Sự chủ động của hệ thống chính trị
Ngay sau khi có thông tin về cơn bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, tránh thiên tai theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Công điện của các bộ, ngành Trung ương (Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công điện số 10/CĐ- UBND ngày 04/9/2024 về khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024 và Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 07/9/2024 về tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão về chủ động động ứng phó với mưa lũ, sạt lợt đất). Đồng thời, Thường trực Tỉnh ủy ban hành văn bản chỉ đạo về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 (Công văn số 2083-CV/TU ngày 05/9/2024). Ngày 05/9/2024, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 01/KH- BCH về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.
Ngày 06/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục họp để kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 của các huyện, thị xã, thành phố.
Sáng 7/9/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại xã Hán Đà, xã Yên Thành, huyện Yên Bình.
Chiều 07/9/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hoàng Trung cùng các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 08/9/2024, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó và khắc phục mưa bão trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng (quân đội, công an, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp...) tăng cường lực lượng, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, rà soát đánh giá thiệt hại, vệ sinh môi trường và hỗ trợ kịp thời giúp các hộ dân sớm ổn định cuộc sống.
Các địa phương trong tỉnh đã chủ động, thành lập các đoàn công tác xuống địa bàn để chỉ đạo, rà soát các khu vực nguy cơ, triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai.
Diễn biến thời tiết trong thời gian tiếp theo
Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nên các khu vực trong tỉnh Yên Bái từ đêm 08 đến ngày 09/9 có mưa to đến rất to và dông. Lượng mưa từ 19h ngày 08/9 đến 6h00 ngày 09/9 phổ biến từ 50 - 150mm, một số nơi cao hơn 200 mm như: Tân Phượng 275,8 mm; An Phú 261 mm; An Lạc 257 mm; Minh Tiến 230,8 mm; Minh Chuẩn 220,2 mm; Liễu Đô 213 mm; Lâm Thượng 202,2 mm.
Trên sông Thao tại Yên Bái, lũ đang lên nhanh, mực nước lúc 07h/09/9 là 33,69m (trên BĐ3: 1,69m). Trên ngòi Thia, lũ đang dao động ở mức cao, mực nước lúc 07h/09/9 là 43,35 m (dưới BĐ1: 1,15m).
Dự báo: Trong 06-12 giờ tới, lũ trên sông Thao tiếp tục lên; lũ trên ngòi Thia đang dao động ở mức cao (phụ thuộc vào điều tiết xả lũ của Thuỷ điện Đồng Sung). Trong 12-24 giờ tới, lũ trên sông Thao khả năng đạt đỉnh ở mức 34,10m (trên BĐ3: 2,1m), sau xuống chậm; lũ trên Ngòi Thia tiếp tục dao động (phụ thuộc vào điều tiết xả lũ của Thuỷ điện Đồng Sung).
Các lực lượng vào cuộc giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ
Toàn tỉnh đã huy động lực lượng trực tiếp 609 người (bộ đội 55 người; dân quân 257 người và lực lượng khác 297 người) để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Về phương tiện, đã huy động phương tiện của Công ty Quản lý đường bộ và các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn (máy xúc, xe ô tô, máy bơm nước....) tập trung hót đất, đá sạt lở để đảm bảo thông các tuyến đường và hót đất đá bồi lấp, vệ sinh môi trường.
Công tác di dời các hộ bị ảnh hưởng và rà soát các hộ phải di dời
Đối với 01 nhà bị sập đổ hoàn toàn đã di dời và bố trí chỗ ở tạm thời về nhà người thân;
Đối với 355 nhà phải di dời khẩn cấp đã tổ chức di dời và bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ gia đình tại các nhà văn hóa, trụ sở ủy ban nhân xã và xen ghép vào các hộ gia đình không bị ảnh hưởng.
Thành phố Yên Bái cũng đang di dời các hộ dân ra khỏi vùng ngập sâu do nước sông Hồng dâng cao tràn vào địa bàn.
Công tác đảm bảo an sinh xã hội
Tổ chức, bố trí lực lượng y, bác sỹ và chuẩn bị thuốc men để khám và chữa bệnh cho nhân dân nơi sơ tán và tại chỗ.
Bố trí nơi ăn, ở tạm thời và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại ổn định cuộc sống. Tiếp tục rà soát, tìm kiếm quỹ đất để bố trí làm nơi ở mới cho các hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, sập hoàn toàn; nhà phải di dời khẩn cấp.
Công tác đảm bảo thông tin liên lạc
Sở Thông tin và Thuyền thông chỉ đạo các đơn vị viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo thông tiên liên lạc không bị gián đoạn để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với bão số 3.
Nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo
Thăm hỏi hỗ trợ, động viên gia đình có người bị chết, người bị thương và mất nhà, tài sản.
Tiếp tục rà soát, di dời các hộ dân ở những khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn. Chỉ đạo chính quyền các huyện, thị xã, thành phố; các xã, thị trấn cùng với nhân dân khẩn trương tìm quỹ đất xây dựng nhà mới cho số hộ dân bị mất nhà cửa, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.
Tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các công trình giao thông, thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; thông báo đến các thôn bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; tuyên truyền, vận động nhân dân không đi lại, xúc cá, vớt củi khi có mưa lũ.
Thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai. Tổ chức tiếp nhận tiền, hàng hóa cứu trợ và phân bổ hỗ trợ kịp thời cho nhân dân đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan.
Tổ chức khắc phục các công trình giao thông đảm bảo thông suốt, các công trình thủy lợi đảm bảo cho sản xuất, các công trình điện, nước sạch đảm bảo