Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào bảo đảm an toàn hồ, đập

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/11/2024 | 2:47:57 PM

“Gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu, tuy nhiên, hệ thống hồ, đập thuỷ lợi của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Làm thế nào đề đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới là vấn đề cấp thiết đặt ra.

Hồ chứa nước Ngàn Trươi (Hà Tĩnh).
Hồ chứa nước Ngàn Trươi (Hà Tĩnh).

Ngày 19/11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi và Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Nguy cơ mất an toàn

Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), cả nước hiện có 7.315 đập, hồ chứa thủy lợi (592 đập dâng, 6.723 hồ chứa) với tổng dung tích trữ khoảng 15,2 tỷ m3.

Các hồ, đập thủy lợi "gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu như cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ; phục vụ đa mục tiêu như cấp nước phát điện, tạo không gian phát triển điện mặt trời, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch…

Măc dù vậy, hệ thống hồ, đập thuỷ lợi của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Đỗ Văn Thành đánh giá, nhiều đập, hồ chứa của nước ta đã xây dựng trên 30 năm, xảy ra hư hỏng xuống cấp, bồi lắng lòng hồ. Nhiều hồ chứa được chuyển sang phục vụ đa mục tiêu, đặt ra yêu cầu tính toán lại nhiệm vụ và thông số thiết kế.

Cũng theo ông Đỗ Văn Thành, một số hồ lớn đã được xây dựng bản đồ ngập lụt nhưng chưa được đánh giá năng lực thoát lũ hạ du; nhiều hồ chứa nhỏ chưa có phương án đảm bảo an toàn hồ đập và phòng lũ hạ du...

Một số chuyên gia cũng nhìn nhận, hành lang thoát lũ ở hạ du của một số hồ chứa lớn hiện nay đang bị xâm lấn, dòng chảy co hẹp, không đảm bảo thoát lũ thiết kế, gây ra úng ngập hạ du khi vận hành xả lũ. Trong khi đó, công tác dự báo, cảnh báo mưa, lũ, nguồn nước đến hồ, đập vẫn còn nhiều hạn chế…

An toàn hồ, đập - nhiệm vụ cấp thiết

Trong suốt chiều dài phát triển đất nước, vấn đề an toàn đập, hồ chứa nước luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân.

Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước còn bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này thể hiện rõ trong sau cơn bão số 3 vừa qua. Do đó, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết.

Trước những thách thức kể trên, trong tình hình mới hiện nay, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng - Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam cho rằng, cần có những giải pháp đồng bộ về xây dựng, hoàn thiện chính sách.

Nhiệm vụ trọng tâm là rà soát, hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý vận hành đập, hồ chứa nước phù hợp với tình hình mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới như hệ thống quan trắc tự động và các công cụ hỗ trợ ra quyết định vận hành…

Liên quan đến giải pháp bảo đảm an toàn hồ, đập thuỷ lợi trong tình hình mới, Phó Cục trưởng Cục Thuỷ lợi Lương Văn Anh cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên là nâng cao năng lực thông tin, cảnh báo, dự báo, xây dựng các hệ thống quan trắc ở vùng thượng lưu và các hồ chứa để hỗ trợ phân tích thủy văn.

"Việc xây dựng các công cụ hỗ trợ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, AI trong việc ra quyết định trong vận hành đập, hồ chứa là cần thiết để chủ động dự báo, cảnh báo nguồn nước và đưa ra kịch bản cắt lũ, xả lũ phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình thuỷ lợi và vùng hạ lưu…” - ông Lương Văn Anh nhấn mạnh.

Tại diễn đàn, nhiều ý kiến, tham luận của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn nguồn nước cho các công trình thủy lợi trên cả nước. Qua đó khẳng định vai trò quan trọng của công tác thông tin, cảnh báo sớm trong bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân trước những thách thức từ biến đổi khí hậu và thiên tai. 

(Theo VOV)

Các tin khác
Hình ảnh đường đi cơn bão số 9.

Bão số 9 đang cách quần đảo Hoàng Sa hơn 300km, sức gió mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12, di chuyển hướng về vùng biển miền Trung. Dự báo, trong khoảng 48h tới, cơn bão này sẽ liên tục giảm cấp và suy yếu trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Hướng di chuyển của bão số 9 lúc 13h ngày 18/11.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 9 và quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi.

Hiện không khí lạnh đang tràn xuống nước ta, tối và đêm nay sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Bắc, khiến nền nhiệt có nơi xuống dưới 15 độ C.

Ảnh minh họa.

Dự báo, từ đêm 18/11, ở phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét; từ ngày 20/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời rét, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục