"Cặp song sinh Thái Lan"

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/9/2007 | 12:00:00 AM

Chang và Eng được coi là cặp song sinh nổi tiếng nhất thế giới với tên gọi “Cặp song sinh Thái Lan”.

Hai anh em Chang và Eng sinh ngày 11/5/1811 tại nước Xiêm (Thái Lan ngày nay). Họ chỉ là hai trong số 17 anh chị em trong gia đình. Trong số các anh chị em họ, có tới 3 cặp sinh đôi và một cặp sinh ba.

Đặc biệt trong số đó, Chang và Eng được nối với nhau bằng một dây chằng dài 11cm ở ngực. Lúc nào hai anh em này cũng trong tư thế mặt đối mặt. Bởi vì không chung nhau bất cứ một bộ phận cơ thể nào nên các chức năng sinh lý của họ hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau. Không những thế, cá tính của hai người cũng khác nhau trong đó Eng được đánh giá là có cá tính trội hơn.

Cặp song sinh huyền thoại này được phát hiện và đưa lên báo chí vào năm 1829 bởi một nhà thám hiểm người Mỹ tên là Thuyền trưởng Able Coffin. Ngay lập tức, Coffin đã nhìn thấy cơ hội kiếm lời bằng một hợp đồng thuê hai anh em đi biểu diễn trên khắp nước Anh và nước Mỹ.

Sau 3 năm lưu diễn, Chang và Eng đã “đủ lông đủ cánh” để chia tay “ông bầu” Thuyền trưởng Able Coffin. Họ tiếp tục đi lưu diễn và thu được lợi nhuận khổng lồ. Năm 1838, hai anh em quyết định “về hưu” tới ở thành phố Wilkes, miền bắc Carolina với khoản tiền 60.000 đô la Mỹ.

Trong suốt thời gian nghỉ hưu, họ đã có ý tưởng phẫu thuật tách rời nhau nhưng không bác sĩ nào đúng ra chịu trách nhiệm và ca mổ. Cũng trong khoảng thời gian này, Chang và Eng đã gặp hai chị em tên là Adelaide và Sarah Yates. Cả hai đều phải lòng cô chị Sarah Yates. Nhưng rốt cuộc Eng đã có được trái tim của cô chị và Chang phải tự bằng lòng với cô em Adelaide. Hai anh em này trở thành cha của 24 người con.

Chang và Eng cùng nhập quốc tịch Mỹ và lấy họ Bunker. Gia đình nhà Bunker có một lối sống cũng thật độc đáo. Hai anh em họ đầu tư vào các đồn điền lớn và mua nô lệ làm việc cho mình. Họ chia nhau công việc theo chu kì 3 ngày và giữ vững quy tắc này tới mức nếu con họ có chết thì cũng không được làm đảo lộn kế hoạch.

Với một gia đình lớn như vậy, họ nhận thấy tài sản của gia đình ngày càng vơi đi. Bởi vậy, đến năm 1850 họ quyết định tái xuất bằng hợp đồng biểu diễn với P. T. Barnum trong đó có một chuyến lưu diễn tới châu Âu.

Năm 1870, Chang bị liệt nửa người do một cú đột quỵ. Sau đó, Chang có cử động lại được chân, tuy nhiên, khả năng di chuyển của cả hai anh em đều rất hạn chế. Vào ngày 17/1/1874, Chang qua đời tại nhà riêng và Eng chỉ kéo dài sự sống của mình thêm 4 giờ bên thân thể của anh trai mình cho tới khi ra đi cùng anh.

(Theo 24h)

Các tin khác
Joanne Brent, giám khảo của Kỷ lục Guinness Thế giới đứng gần chiếc bánh mì baguette trong quá trình kiểm tra nỗ lực đánh bại kỷ lục thế giới về chiếc bánh mì baguette dài nhất trong Triển lãm Bánh mì baguette Suresnes ở Suresnes gần Paris, Pháp, ngày 5/5/2024.

Ngày 5/5, một nhóm thợ bánh mì Pháp lập kỷ lục Guinness thế giới mới bằng việc làm ra chiếc bánh mì baguette dài 140,53 m, tức là dài gấp 235 lần so với chiếc bánh mì baguette truyền thống.

Ông Marcelino Abad Tolentino thổi nến kỷ niệm sinh nhật 124 tuổi, hôm 5/4 tại một viện dưỡng lão ở Peru.

Ông Abad, 124 tuổi đang hoàn tất thủ tục để được Kỷ lục Guinness công nhận là người đàn ông cao tuổi nhất thế giới, thay vì người 111 tuổi được trao tuần trước.

Cụ Juan Vicente Perez Mora tại nhà riêng ở bang Tachira, Venezuela, tháng 1/2022.

Người đàn ông lớn tuổi nhất thế giới qua đời hai tháng trước sinh nhật lần thứ 115, nhiều quan chức, người dân Venezuela gửi lời tiễn biệt.

Chị Lý Thị Cầu (đứng giữa) đã vận động nhiều phụ nữ ở các độ tuổi tham gia sinh hoạt hội.

Đến xã Túc Đán (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), hỏi chị Lý Thị Cầu - Chủ tịch Hội LHPN xã Túc Đán, không ai là không biết. Không chỉ giúp chị em phụ nữ địa phương tự tin, hạnh phúc hơn, chị Cầu còn là người giúp họ nhận ra giá trị của bản thân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục