“Đường của dân, công nhân của bản”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/1/2014 | 8:52:49 AM

YBĐT - Trong một vài năm trở lại đây, Lục Yên (Yên Bái) đã tìm ra cho mình một hướng đi riêng phù hợp với lòng dân, tất cả các tuyến đường giao thông liên xã đã được kiên cố hóa, đường thôn bản không ngừng được hoàn thiện. Trong nhiều năm liền, huyện luôn là đơn vị dẫn đầu trong phát triển GTNT miền núi.

Nhân dân huyện Lục Yên tham gia san tạo mặt đường liên thôn, bản.
Nhân dân huyện Lục Yên tham gia san tạo mặt đường liên thôn, bản.

Vẫn biết phát triển GTNT  đồng nghĩa với phát triển giao lưu văn hóa giữa vùng, miền, thúc đẩy kinh tế - xã hội nhưng nguồn vốn ngân sách có hạn, trong khi nội lực trong dân lớn nhưng chưa biết khai thác nên bao năm các tuyến đường liên xã vẫn là đường đất, các phương tiện cơ giới gần như không thể sử dụng. Người dân các xã Khánh Thiện, Tân Lập, Phan Thanh... bao đời khát khao có một con đường đi được bằng xe máy chứ chưa nói đến đến đường nhựa, đường ô tô. Đường đi lại khó khăn, các sản phẩm hàng hóa làm ra chẳng có ai đến mua dù giá rất rẻ bởi công vận chuyển quá lớn.

Xác định rõ tầm quan trọng của giao thông, Lục Yên đã phát động phong trào làm đường GTNT rộng khắp từ xã vùng thấp đến vùng cao với phương châm huy động nội lực từ trong dân như khai thác, đóng góp vật liệu tại chỗ và đóng góp ngày công làm nền đường, Nhà nước hỗ trợ vật tư kỹ thuật, máy thi công, làm mặt đường.

Những tuyến đường liên xã đã dần hình thành; tiền đóng góp, ngày công lao động, khai thác vật liệu... được công khai, minh bạch nên nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của nhân dân. Những tuyến đường bê tông, đường nhựa đạt tiêu chuẩn đường miền núi ngày một nối dài và vươn đến tất cả các xã.

Với phương châm "đường của dân, công nhân của bản", sau những ngày mùa bận rộn, bà con nông dân lại khai thác vật liệu làm đường. Người dân vốn chỉ quen với đồng áng nay trở thành những "công nhân" của ngành giao thông. Đường đi Tân Lĩnh, Khai Trung, Phan Thanh, Tân Lập, Mai Sơn, Khánh Thiện... dần được cứng hóa và đạt tiêu chuẩn đường cấp 5 miền núi.

Chỉ tính riêng trong năm 2013 này, nhân dân các xã đã đăng ký và bê tông hóa 82 công trình với tổng chiều dài trên 45km, vốn đầu tư trên 78 tỷ đồng, trong đó nhân dân tự nguyện đóng góp một nửa. Toàn bộ quá trình thi công, nhân dân tự nguyện hiến hàng trăm ngàn mét vuông đất, cây cối, hoa màu, rất thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng. Trong thi công, người dân cũng tích cực tham gia và giám sát.

Nói về phong trào làm giao thông nông thôn, ông Nguyễn Ngọc Sơn -Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện phấn khởi cho biết: Tuy hôm nay trên địa bàn các xã, nhất là các xã vùng cao, giao thông vẫn còn khó khăn nhưng nhìn tổng thể thì đây là một kỳ tích mà trước không ai dám nghĩ tới. 100% xã đã có đường giao thông đi lại thuận lợi, sản phẩm hàng hóa làm ra được các tư thương đánh xe đến tận nơi tiêu thụ.

Có thể nói, sự đóng góp của nhân dân trong những năm qua là rất đáng trân trọng và tự hào, có nhiều tuyến đường người dân tham gia lao động rất vất vả, không thể tính bằng tiền mà phải tính bằng những giọt mồ hôi và công sức của họ đổ xuống mới thấy hết được giá trị.

Một trong những yếu tố tạo nên phong trào và sự đồng thuận của người dân là quá trình thi công có sự minh bạch các nguồn vốn, nhất là vốn đóng góp của nhân dân, 100% tuyến đường thi công đều có sự giám sát chặt chẽ của người dân. Đường xã đã cơ bản hoàn thành, hôm nay Lục Yên đang tiến tới kiên cố hoá đường liên thôn bản để tạo ra những con đường liên thôn, liên vùng khép kín, đáp ứng phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Phương châm "Đường của dân, công nhân của bản" đã và đang phát huy tốt ở huyện Lục Yên và cũng cần được nhân rộng ra các địa phương khác.

Ngọc Trúc 

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục