Chi 50.000 tỷ đồng đầu tư phát triển lưới điện nông thôn

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/4/2014 | 1:55:27 PM

Trong 15 năm từ 1998 đến 2013, EVN đã tập trung các nguồn lực để đầu tư tới 50.000 tỷ đồng cho phát triển lưới điện nông thôn trên 62 tỉnh/thành phố, trong đó, riêng vốn vay ODA ở con số 2,5 tỷ USD.

Báo cáo Chính phủ tổng kết đánh giá về 15 năm KĐKH nông thôn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong thời gian 15 năm qua từ 1998 - 2013, EVN đã tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện đầu tư phát triển lưới điện nông thôn từ các nguồn vốn KHCB của EVN, vốn vay thương mại, vốn vay ODA, vốn ngân sách trung ương với tổng số vốn đầu tư khoảng 50.000 tỷ trên địa bàn 62 tỉnh/thành phố (trừ Tp Hồ Chí Minh).
Trong đó, riêng vốn vay ODA của các Tổ chức quốc tế là hơn 2,5 tỷ USD. Qua đó, nâng tỷ lệ số xã, hộ dân có điện lưới từ năm 1998 là 6.673/8.885 xã đạt tỷ lệ 75,1% và 7,111/ 11,384 triệu hộ dân nông thôn đạt tỷ lệ 62,5% lên cuối năm 2013 có 9.002/9.086 xã có điện lưới đạt tỷ lệ 99,1% và có 16,225/16,620 triệu hộ dân nông thôn có điện lưới đạt tỷ lệ 97,62%. Tăng thêm 2.329 xã có điện tương đương tăng thêm 24% và tăng thêm hơn 9 triệu hộ dân có điện tương đương tăng thêm 35,12% số hộ dân nông thôn.

5.050 tỷ đồng cho các dự án khu vực "nhạy cảm"

Các dự án do EVN thực hiện sử dụng vốn vay các Tổ chức quốc tế trong giai đoạn này là nguồn vốn chủ đạo thực hiện việc đầu tư cấp điện cho khu vực nông thôn. Cùng với các dự án này, EVN nhận trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị do Chính phủ giao đảm bảo an ninh trật tự chính trị xã hội tại một số khu vực nhạy cảm chính trị, với tổng vốn 5.050 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách 85% là 4.292 tỷ đồng và vốn của EVN 15%.

Chẳng hạn, dự án “Cấp điện cho các thôn bản chưa có điện 5 tỉnh Tây nguyên” sử dụng 85% vốn ngân sách và 15% vốn của EVN có tổng mức đầu tư gần 1.300 tỷ đồng, cấp điện cho hơn 1200 thôn buôn với tổng số hơn 116.000 hộ dân. Thực hiện 2006 – 2009.

Dự án “đưa điện lưới ra huyện Đảo Cô Tô” có tổng vốn đầu tư gần 1.106 tỷ từ nguồn vốn của tỉnh Quảng Ninh và vốn của EVN. Dự án cung cấp điện cho hơn 1.600 hộ dân; Thực hiện 2012- 2013.

Dự án cấp điện cho huyện đảo Phú Quốc có tổng vốn đầu tư gần 2.336 tỉ đồng, sử dụng vốn vay của WB và vốn đối ứng của EVNSPC, cấp điện cho hơn 16.000 hộ dân trên đảo Phú Quốc được sử dụng điện lưới; Thực hiện 2011-2013.

Dự án Cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm với  tổng mức đầu tư là 652 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách cấp 85% và vốn của EVN là 15%, đồng bộ với hệ thống lưới điện trên đảo đang được thi công do EVN thực hiện bằng ngồn vốn vay kfW có tổng vốn đầu tư 14 tỷ đồng, cấp điện cho 5.714 hộ dân. Thực hiện 2013-2014.

Các dự án cung cấp điện cho khu vực nông thôn đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đảm bảo trật tự an ninh quốc phòng, tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nông dân nông thôn, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi tập quán và quy mô canh tác, tăng vụ, tăng sản lượng các sản phẩm nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế các địa phương và tăng thu nhập cho các hộ dân nông thôn.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục