Nền tảng xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/6/2014 | 2:51:47 PM

YBĐT - Thanh Lương là xã duy nhất của Yên Bái không hề có một héc-ta đất đồi rừng nào, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào hơn trăm héc-ta ruộng lúa nước và chăn nuôi gia súc. Khó khăn là vậy nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và sự nỗ lực của người dân, Thanh Lương hôm nay đã giầu có hơn, cái đói không còn, cái nghèo đang dần khép lại.

Cũng như bao địa phương khác nằm trong cánh đồng Mường Lò phì nhiêu nhưng trước đây Thanh Lương lại là một xã có kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân khó khăn. Xã không có rừng nhưng không ngọn núi cao nào, cánh rừng nào ở Mường Lò là không có dấu chân của người Mường, người Thái, người Tày Thanh Lương chặt rừng, bẻ măng để kiếm cái ăn qua ngày. Cuộc sống đói khổ không phải tính bằng năm, bằng tháng mà phải tính bằng những cuộc đời, những con suối, ngọn núi đã đi qua.

Trước thực trạng đó, lãnh đạo huyện, xã trăn trở làm gì để cuộc sống người dân Thanh Lương từ con đường không định hướng đi lên sản xuất lớn. Vẫn biết để thay đổi tư duy cũ từ sản xuất manh mún, lạc hậu, chỉ dựa vào kinh nghiệm sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật không phải một sớm một chiều nhưng Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã kiên trì về các bản làng, thôn xóm, các hộ gia đình vận động tuyên truyền, phát huy vai trò của các đảng viên đang sinh hoạt ở 7 chi bộ thôn, bản tiên phong trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Song song với đó, Đảng bộ xã xây dựng những nghị quyết chuyên đề về phát triển cây lúa, cây vụ đông và chăn nuôi gia súc, gia cầm. B

ên cạnh đó, xã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện mở hàng chục lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật thâm canh lúa nước, làm ngô đông, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đối với 168ha lúa nước, xã vận động nhân dân đưa các giống lúa thuần, lúa chất lượng cao vào sản xuất, thay thế các giống cũ, tạo năng suất chất lượng cao. Cùng đó, vận động bà con thay đổi phương pháp canh tác lúa nước truyền thống sang áp dụng phương pháp gieo cấy SRI (phương pháp canh tác lúa cải tiến hiệu quả, tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào).

Từ vài héc-ta ban đầu, đến nay toàn xã đã có hơn 120ha canh tác theo phương pháp SRI, nên cũng từ một xã có năng suất lúa thấp nhất cánh đồng Mường Lò, nay đã đạt trên 120 tạ/ha. Người dân Thanh Lương hôm nay làm nông nghiệp không chỉ lấy lương thực để ăn mà còn sản xuất lúa gạo chất lượng cao làm hàng hóa, lấy giá trị kinh tế làm thước đo.

Cùng với phát triển cây lúa, nhân dân trong xã còn phát triển khá mạnh cây vụ đông, đưa vụ này trở thành vụ chính. Diện tích cây vụ đông liên tục được mở rộng. Chỉ tính riêng vụ đông 2013 - 2014, nhân dân trong xã gieo trồng được 165ha, đạt gần 100% diện tích. Đáng chú ý là bà con đã đưa được 20ha giống ngô PAC 339 vào gieo trồng. Đây là giống ngô mới cho năng suất bình quân 8 tấn/ha, gấp đôi những giống ngô khác. Không chỉ có vậy mà lá và thân còn làm thức ăn cho gia súc trong những ngày đông giá rét.

Bên cạnh đó, bà con còn đưa vào nuôi hơn hai chục héc-ta cá ruộng mang lại hiệu quả rất cao. Các địa phương khác đang nỗ lực xây dựng cánh đồng có thu nhập 100 triệu đồng/ha thì Thanh Lương đã vượt ngưỡng 110 triệu/ha, nhiều diện tích đã đạt 130 triệu đồng/ha. Tuy là địa phương không có lợi thế về đồng cỏ nhưng bà con cũng rất tích cực chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tổng đàn trâu của xã luôn đạt trên 200 con, lợn thì gia đình nào cũng có hàng chục con, có 2 hộ chăn nuôi với quy mô trên 100 con.
Như để minh chứng cho những đổi mới trên đồng ruộng, Chủ tịch UBND xã Trịnh Xuân Thành dẫn chúng tôi đi thăm đồng. Vừa qua một vụ lúa xuân bội thu, nhân dân trên các xứ đồng đang khẩn trương làm đất gieo cấy vụ mùa, tiếng máy cày nổ vang trời, xa xa người sạ lúa, người tháo nước vào ruộng nhộn nhịp, hối hả.

Vừa đi, Chủ tịch Thành vừa cho biết: "Khâu làm đất, thu hoạch đã cơ bản được cơ giới hóa. Hiện toàn xã có 82 máy cày, bừa, 1 máy gặt, máy tuốt lúa cũng có trên 30 chiếc. Cơ giới hóa không chỉ giải phóng sức lao động mà hiệu quả kinh tế rất cao, hơn nữa là đáp ứng được mùa vụ. Để sản xuất được 3 vụ/năm mà không đưa cơ giới hóa vào thì rất khó khăn, nông dân vất vả lắm". Những nét mới trên đồng ruộng đã góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn trên mảnh đất này. Thanh Lương hôm nay đã có nhiều đổi thay, “điện đường, trường, trạm” được xây dựng khang trang, mang dáng dấp của một xã nông thôn mới.

Những kết quả, thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Lương đã đạt được thật đáng trân trọng và tự hào nhưng vui hơn cả là nông dân đã có tư duy mới, từ tự cung tự cấp sang sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất hàng hóa thị trường, đó là nền tảng cho xây dựng nông thôn mới.

Thanh Phúc

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục