Viên gạch hồng “xây” nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/8/2014 | 9:10:27 AM

YBĐT - Trong một vài năm trở lại đây, sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Văn Chấn đã có những bước phát triển vượt bậc. Các thôn bản, xã vùng cao đã bảo đảm an ninh lương thực, trồng và phát triển nghề rừng hiệu quả, các xã vùng thấp xây dựng vùng phát triển hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, bộ mặt nông thôn nhiều khởi sắc. Đạt được những kết quả đó có sự chung tay đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc trong huyện.

Cán bộ Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cùng bà con các dân tộc xã Sơn A kiểm tra quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cùng bà con các dân tộc xã Sơn A kiểm tra quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Là một huyện có diện tích rộng và đông dân nhất tỉnh, Văn Chấn cũng là địa phương có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao nhất, nhiều dân tộc sinh sống song đồng bào nơi đây có truyền thống đoàn kết gắn bó, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái thi đua lao động, sản xuất, xây dựng quê hương. Chỉ cách đây vài năm, đồng bào các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và phó mặc cho tự nhiên nhưng nay đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, trong sản xuất nông - lâm nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng hàng hóa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.

Từ một địa phương sản xuất mang tính tự cung, tự cấp, đến nay đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đã xuất hiện những mô hình sản xuất có hiệu quả và nhiều hộ đồng bào dân tộc làm kinh tế giỏi. Từ các giống lúa địa phương rồi chuyển sang đưa các giống lúa lai, lúa nguyên chủng, siêu nguyên chủng đến các giống lúa thuần chất lượng cao vào sản xuất đại trà là một nỗ lực vượt bậc của bà con. Không chỉ có vậy, bà con các dân tộc trong vùng còn biết thâm canh lúa cải tiến, đưa các giống chất lượng cao vào sản xuất hàng hóa như J01, Séng cù, canh tác ngô bền vững trên đất dốc, cải tạo giống chè già cỗi bằng giống nhập nội năng suất, chất lượng cao, sản xuất chè sạch.

Nhờ vậy mà năng suất, chất lượng cây trồng ngày một nâng lên, nếu như năm 2010 cây lúa mới đạt 85 - 90 tạ/ha thì nay đã đạt trên 100 tạ, nhiều xã đạt 120-130 tạ/ha. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 51,9 ngàn tấn năm 2009 lên 61 ngàn tấn năm 2013; diện tích chè đạt 4.367ha. Tỷ lệ độ tàn che phủ rừng cũng nâng lên tương xứng từ 52% lên 54%. Văn Chấn là địa phương đã xây dựng thành công được ba vùng chuyên canh lớn là vùng cây ăn quả với diện tích 5.000ha, vùng chè trên 4.000ha và vùng lúa hàng hóa trên 2.000 ha.

Trước đây đến Văn Chấn tìm gương người dân tộc sản xuất kinh doanh giỏi “khó như tìm vàng” thì nay nhiều không kể xiết. Điển hình như hộ gia đình bà Triệu Thị Hải dân tộc Dao ở thị trấn Nông trường Trần Phú từ trồng cam và chăn nuôi có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm; hộ gia đình ông Hà Văn Hưng dân tộc Tày ở xã Sơn Lương hay hộ gia đình bà Hà Thị Toán xã Thạch lương ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất lúa hàng hóa có thu nhập 100 triệu đồng/năm. Kinh tế phát triển mạnh cũng đồng nghĩa với cơ sở hạ tầng được nâng lên, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, đường đến các thôn bản vùng cao, vùng xa cũng đã cơ bản được bê tông hóa; 92% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 77% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, tổng nguồn vốn đầu tư là 295 tỷ đồng thì trong đó nhân dân đã đóng góp gần 40.000 ngày công, hiến 169.000m2 đất, gần 3.000 cây xanh có giá trị để làm đường, xây dựng kết cấu hạ tầng. Nhờ vậy, đã có 7/28 xã hoàn thành 8 - 10 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Cùng với sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc, 5 năm qua, Nhà nước cũng đầu tư trên 370 tỷ đồng cho các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn để sửa chữa nâng cấp và xây dựng mới 200 công trình hạ tầng nông thôn.

Văn Chấn hôm nay chưa phải là một huyện giàu nhưng với những nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt là sự chung tay góp sức của đồng bào các dân tộc, đây có thể coi như “viên gạch hồng” thúc đẩy địa phương có nhiều bứt phá mới trong tương lai.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục