Quyết tâm kéo gần đích đến nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/10/2014 | 2:39:54 PM

YBĐT - Chặng đường dài và khó trong công cuộc xây dựng NTM ở La Pán Tẩn vẫn còn đang ở phía trước. Nhưng khó khăn nhất là tuyên truyền, vận động làm chuyển biến nhận nhận thức, hành động của người dân trong xây dựng NTM kể như La Pán Tẩn đã làm được. Đồng bào Mông ở đây đã hiểu thế nào là NTM khi mà cuộc sống, điều kiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi gia đình đang tốt lên mỗi ngày.

La Pán Tẩn được quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển sản xuất.
La Pán Tẩn được quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển sản xuất.

La Pán Tẩn bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với quyết tâm cao. Tư tưởng người dân trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước tưởng chừng khó mà thay đổi nhưng cũng đã biến chuyển tích cực từ công cuộc xây dựng NTM. Tuy nhiên, xuất phát điểm nền kinh tế thấp, điều kiện đặc thù địa phương miền núi khó khăn khiến một số tiêu chí xây dựng NTM ở La Pá Tẩn khó có khả năng đạt như dự định.

Là một trong ba địa phương nằm trong vùng Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang của huyện Mù Cang Chải, chẳng ai có thể phủ nhận sự cần cù, khéo léo ẩn trong kiệt tác kỳ quan ruộng bậc thang do người Mông La Pán Tẩn tạo ra, để thấy đồng bào Mông nơi đây cũng rất lam làm. Thế nhưng gần 700 hộ dân với trên 4.300 nhân khẩu trông cả vào khoảng hơn 80ha ruộng nước hai vụ, năng suất dù đã được cải thiện, tăng đáng kể so với trước, song cuộc sống phần nào vẫn đang thiếu cái ăn, đói cái mặc.

Tỷ lệ hộ đói nghèo ở La Pán Tẩn khi bắt tay vào xây dựng NTM chiếm tới trên 90%. Khó khăn là thế nhưng nỗ lực của người dân và quyết tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong xây dựng NTM là điều rất rõ ràng. La Pán Tẩn đến nay đã cơ bản hoàn thành 7/19 tiêu chí xây dựng NTM. Sức dân tham gia đóng góp xây dựng hạ tầng cơ sở như mở đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, xây dựng trường lớp… là không hề nhỏ.

Bí thư Đảng ủy xã Giàng Chứ Ly cho hay, trong gần 3 năm xây dựng NTM, nguồn lực của Nhà nước và các nguồn vốn của nhiều chương trình, dự án của Chính phủ đầu tư vào địa phương cả chục tỷ đồng thì sức dân huy động tham gia phục vụ và đóng góp ngày công kiến thiết NTM cũng tương đương con số ấy.

Được biết, trong số hơn 9.000 xã của cả nước xây dựng NTM thì có tới gần 1/4 số xã thuộc địa bàn miền núi, vùng cao. La Pán Tẩn là xã nghèo nhất của một huyện nằm trong số 62 huyện nghèo nhất của cả nước được chọn tham gia xây dựng NTM, vì thế khó khăn lại càng khó khăn hơn. Như thế cũng để thấy quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền địa phương; để thấy lòng dân đã đồng thuận làm một khi xây dựng NTM không chỉ là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ mà còn là ý nguyện của lòng dân.

Quyết tâm chọn đưa La Pán Tẩn trở thành xã điểm xây dựng NTM của huyện Mù Cang Chải nên nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án của Nhà nước như: Chương trình 134, 135, hay Chương trình 30a của Chính phủ và nguồn vốn của các tổ chức xã hội đã dành ưu tiên đầu tư vào địa phương này. Chặng đường dài và khó trong công cuộc xây dựng NTM ở La Pán Tẩn vẫn còn đang ở phía trước. Nhưng khó khăn nhất là tuyên truyền, vận động làm chuyển biến nhận nhận thức, hành động của người dân trong xây dựng NTM kể như La Pán Tẩn đã làm được. Đồng bào Mông ở đây đã hiểu thế nào là NTM khi mà cuộc sống, điều kiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi gia đình đang tốt lên mỗi ngày.

Con đường lên La Pán Tẩn và nhiều thôn, bản xa của xã đã không còn gập ghềnh, trắc trở như trước. Hạt thóc, hạt ngô hay quả Sơn tra thu hái ở rừng về đã có thương lái đợi mua ngay tại xã. Cái lợi lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp từ ngày địa phương xây dựng NTM mà mỗi người dân ở đây đều nhận ra được đó là, nhiều thửa ruộng trước chỉ sản xuất được 1 vụ thì nay đã đủ nước tưới để làm 2 vụ lúa năng suất cao. Số hộ nghèo và đói giáp hạt vì thế được kéo giảm.

La Pán Tẩn hiện vẫn còn trên 70% hộ nghèo và số hộ hàng năm phải cứu đói giáp hạt không dưới 200 hộ. Nghị quyết giảm hộ nghèo được đưa ra hàng năm với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Thế nhưng làm thế nào để giảm được hộ nghèo và đạt được tiêu chí về thu nhập vẫn là bài toán khótrong công cuộc xây dựng NTM ở địa phương này. Càng khó khăn hơn khi gần nửa phụ nữ nơi đâu không biết chữ và tỷ lệ tái mù chữ sau khi kết thúc các lớp xóa mù cũng tương đương con số ấy.

Chủ tịch UBND xã Hảng Sáy Chông cho hay: “So với nhiều địa phương khác trong huyện thì tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao nhưng từ cán bộ, đảng viên đến người dân đều rất quyết tâm xóa đói giảm nghèo để xây dựng NTM. Năm 2015 không đạt, xã sẽ phấn đấu giảm tiếp tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2016. Nghị quyết của xã đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu nhiệm vụ giảm nghèo như: tăng diện tích sản xuất lúa nước 2 vụ; nâng cao năng suất ngô đồi; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, không thả rông gia súc; mở rộng diện tích cây sơn tra, đặc biệt là phải làm tốt công tác trồng và bảo vệ rừng để giữ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp”.

Trong 5 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM đã được Chính phủ điều chỉnh thì tiêu chí về thu nhập đặt mục tiêu đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn vùng dân tộc miền núi phía Bắc đạt 18 triệu đồng/người sẽ là khó đạt đối với xã vùng cao 100% đồng bào Mông sinh sống như La Pán Tẩn.

Xác định càng gần đích đến thì nhiệm vụ xây dựng NTM sẽ càng khó khăn hơn, nhưng với quyết tâm, khó mấy cũng làm, đồng bào Mông ở La Pán Tẩn chỉ mong sao người dân được tham gia nhiều hơn vào các chương trình, dự án giảm nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, phát triển sản xuất của Chính phủ, của tỉnh và huyện; được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, được chuyển giao khoa học kỹ thuật nâng cao trình độ sản xuất; nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất tinh thần… sớm đưa mục tiêu tạo sự chuyển biến tích cực phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống nông dân của Đảng, Chính phủ thông qua chương trình này phát huy hiệu quả. 

Phạm Minh

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục