Dân thông, dân hiểu, khó mấy cũng thành công

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/11/2014 | 3:06:26 PM

YBĐT - Cũng như nhiều địa phương khác, khi bắt tay vào thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên không có tiềm năng và lợi thế gì đặc biệt, nhưng sau 3 năm thực hiện, xã đã hoàn thành 16/19 tiêu chí và chắc chắn về đích trong năm 2015.

Nhờ chuyển sang trồng dâu, nuôi tằm, gia đình anh Lê Văn Vinh đã có thu nhập ổn định.
Nhờ chuyển sang trồng dâu, nuôi tằm, gia đình anh Lê Văn Vinh đã có thu nhập ổn định.

“Một trong những yếu tố thành công của Báo Đáp là tuyên truyền, vận động để dân thông, dân hiểu và người dân đóng vai trò chủ thể trong xây dựng NTM” - Bí thư Đảng ủy xã Trần Đức Học cho biết.

Dân thông, dân hiểu khó mấy cũng thành công, vẫn biết thế nhưng không phải địa phương nào, xã nào cũng làm được! Báo Đáp cũng không ngoại lệ. Là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào cây lúa, cây ngô và ít đồi rừng nên đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn. Đảng bộ xã xác định xây dựng NTM để cuộc sống người dân khá hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, muốn làm được cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu hết ý nghĩa của xây dựng NTM. Đầu tiên, Đảng bộ đưa các cán bộ, đảng viên về các thôn, bản tuyên truyền, hướng dẫn các bước thực hiện trong quá trình triển khai.

Bên cạnh đó, xây dựng nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM với các mục tiêu cụ thể, đề ra các bước, giải pháp thực hiện theo lộ trình hàng năm. Trong đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn, xác định rõ danh mục các công trình đầu tư, nâng cấp, quy mô để thực hiện. Trong phát triển kinh tế, tập trung vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân... Sau khi có nghị quyết chuyên đề, Đảng bộ triển khai sâu rộng tới các chi bộ, cán bộ đảng viên.

Ông Nguyễn Thành Tài - Bí thư chi bộ thôn 15 phấn khởi nói: “Khi mới thực hiện Chương trình xây dựng NTM, hầu như cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thôn chưa hiểu rõ hết ý nghĩa, mục đích, còn rất mơ hồ. Sau khi có chủ trương, nghị quyết chuyên đề của Đảng bộ, chi bộ đã triển khai tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên, sau đó, tới toàn thể nhân dân trong thôn. Khi hiểu xây dựng NTM người dân đóng vai trò chủ thể, NTM để nâng cao đời sống, tinh thần cho chính mình, người dân hưởng ứng rất nhiệt tình và đã trở thành phong trào sâu rộng. Người dân góp công, góp của, hiến đất làm đường giao thông, vận động người thân trong gia đình thực hiện nếp sống văn hóa, vệ sinh xóm làng và tích cực tham gia lao động sản xuất... Từ những việc làm đó, hơn 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, cả vùng quê đã mang một diện mạo mới, cái đói, cái nghèo đang dần được đẩy lùi”.

Trước đây, thôn 15 có 80 nóc nhà nhưng có tới gần 30 hộ nghèo. Hiện nay, con số này giờ chỉ còn 5 hộ, đây là những hộ có hoàn cảnh gia đình éo le. Nổi bật nhất là đã tạo ra một tư duy mới trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất cần lấy giá trị kinh tế làm thước đo chứ không lấy năng suất, sản lượng như trước. Cánh đồng gần 30 héc ta, đất đai không thật màu mỡ, khó khăn về nước tưới, trồng lúa dẫu có chăm sóc tốt cũng chỉ đạt năng suất 80tạ/ha, nhưng 3 năm nay, bà con đã chuyển đổi hơn 10 héc ta sang trồng dâu, nuôi tằm mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét.

Anh Lê Văn Vinh đang cùng vợ chăm sóc và thu hái dâu vui vẻ nói: “Nhà tôi có 4 sào ruộng, trước đây, chỉ trồng lúa năng suất kém lắm. Đầu năm 2012, cán bộ xã, thôn vận động, tuyên truyền gia đình chuyển sang trồng dâu, nuôi tằm. Lúc đầu,  tưởng khó làm nhưng không ngờ cây dâu cho thu nhập cao gấp nhiều lần cây lúa, cuộc sống gia đình đã khá giả hơn rồi. Với 4 sào dâu, mỗi năm thu 8 tháng, mỗi tháng hái bán được 6 triệu đồng, con số trước đây có mơ cũng không dám nghĩ tới”.

Từ nguồn vốn phát triển sản xuất, nhân dân đã làm mới 21 nhà tằm chuyển đổi 40ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm, giải quyết việc làm và đưa thu nhập bình quân đầu người đạt trên 22 triệu đồng/người/năm. “Từ một xã nghèo, hôm nay, Báo Đáp đã đạt và hoàn thành 16/19 tiêu chí và sẽ hoàn thành xã NTM vào năm 2015” - Chủ tịch UBND xã Trần Quang Trung khẳng định.

Báo Đáp vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng từ những con đường, cơ sở vật hạ tầng đã được đầu tư xây dựng và phong trào giúp nhau làm kinh tế, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương đã tạo dựng nền tảng để nơi đây phát triển.

Thanh Phúc

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục