Càng khó càng quyết tâm

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/6/2015 | 2:46:20 PM

YênBái - YBĐT - Với sự cố gắng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã Thanh Lương (huyện Văn Chấn) đã đạt được 11/19 tiêu chí nông thôn mới, trong đó tiêu chí về chợ nông thôn không cần thực hiện. Tuy nhiên, để có thể về đích theo đúng lộ trình đã đề ra, xã vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc xây dựng kết cấu hạ tầng và đất sản xuất cho nhân dân.

Nhà văn hóa thôn Khá Thượng 1, xã Thanh Lương chưa đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới.
Nhà văn hóa thôn Khá Thượng 1, xã Thanh Lương chưa đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới.

Ngôi nhà gỗ nhỏ đã cũ, đang xuống cấp, rộng chưa đầy 40m2 nằm nép mình bên cánh đồng Mường Lò chính là nhà văn hóa (NVH) thôn Khá Thượng 1. Đây là một trong những nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng chưa được xây dựng lại theo tiêu chí chuẩn quốc gia. Bà Lê Thị Bình - Trưởng thôn Khá Thượng 1 cho biết: "Tình trạng xuống cấp của NVH đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt của bà con nhân dân trong xã, nhất là trong những dịp hội hè, lễ, tết. Tôi và người dân trong thôn đều mong muốn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước để xây dựng NVH rộng rãi, đủ diện tích cho những buổi họp thôn và vui chơi của trẻ nhỏ".

Theo quy định, để đạt chuẩn nông thôn mới, mỗi thôn phải có một nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng với diện tích trên 100m2. Do vậy, để có thể xây dựng được NVH, thôn Khá Thượng 1 phải giải phóng mặt bằng và có một khoản kinh phí khoảng trên 200 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay, diện tích đất cần giải phóng để xây dựng NVH đang nằm trong diện tích đất sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, thôn Khá Thượng 1 lại là thôn vùng III, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 38%, việc huy động nguồn lực để xây dựng NVH thực sự là một bài toán nan giải.

XDNTM cũng yêu cầu xã Thanh Lương phải có ít nhất 2 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Tuy nhiên, hiện nay, cơ sở vật chất của các trường học ở trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Cô giáo Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Lương cho biết: "Trường hiện có 7 lớp học với trên 200 học sinh. Hầu hết các phòng học đều được xây dựng bán kiên cố, đã cũ và xuống cấp. Diện tích phòng học cũng không đạt chuẩn theo quy định. Không những vậy, Trường còn chưa có phòng chức năng và khu hiệu bộ. Khu làm việc của giáo viên cũng nằm trong một dãy nhà nhỏ, chật chội, các phòng được ngăn bằng các vách tạm".

Ông Trịnh Xuân Thành - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Trước những khó khăn đó, nhà trường đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương vận động người dân dựng 2 phòng học tạm bằng tấm tôn và làm sân chơi cho học sinh. Tuy nhiên, vẫn chưa thể đủ để đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em trên địa bàn. Đây cũng là một trở ngại lớn khiến Trường Mầm non Thanh Lương khó có thể đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và xã hoàn thành được tiêu chí về giáo dục.

Ngoài ra, hiện nay, diện tích đất sản xuất của xã chỉ đạt 500m2/người và có tới 326 hộ thiếu đất sản xuất, chiếm trên 50% tổng số hộ dân trong toàn xã. Chính vì vậy, tình trạng người dân phải thuê đất canh tác hoặc đi lao động ở nơi khác vẫn đang diễn ra. Thực trạng thiếu đất sản xuất cũng khiến cho nhiều lao động địa phương tuy đã được đào tạo nghề nông nghiệp nhưng vẫn không thể phát triển kinh tế ngay tại địa phương. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trong độ tuổi lao động chỉ đạt 62% cũng là một trong những nguyên nhân khiến thu nhập bình quân đầu người của xã chỉ đạt 12 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn gần 35%".

Như vậy, để hoàn thành Chương trình XDNTM theo đúng lộ trình đề ra, Thanh Lương còn phải hoàn thành các tiêu chí: trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên và y tế. Năm 2015, dự kiến Thanh Lương được đầu tư 3,4 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, xã đã đề ra các mục tiêu cụ thể để góp phần khắc phục khó khăn và từng bước hoàn thành các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM.

Ông Trịnh Xuân Thành cho biết thêm: "Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành, đoàn thể sửa đổi, bổ sung kế hoạch thực hiện nhiệm vụ gắn với XDNTM, đẩy mạnh phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 28%, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 75% đồng thời duy trì, xây dựng thêm các mô hình phát triển kinh tế, xây dựng NVH cho các thôn: Khá Thượng, Đồng Lợi; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển văn hóa, thể thao quần chúng, nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; tuyên truyền, vận động người dân chỉnh trang nhà cửa, đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp; cải tạo Trạm Y tế xã và bổ sung nguồn lực theo tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế; tranh thủ các nguồn vốn kích cầu, vốn Chương trình 135, các dự án hỗ trợ sản xuất của cấp trên, huy động nguồn lực trong nhân dân, doanh nghiệp để xây dựng giao thông, thủy lợi và phát triển sản xuất, phấn đấu để Thanh Lương sớm được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới".

Thu Trang

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục