Đầu tư 21.000 tỷ đồng cho Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/11/2015 | 7:37:36 PM

5 năm tới sẽ có khoảng 2.276 xã với 3.400 thôn, bản đặc biệt khó khăn trong cả nước được đầu tư Chương trình 135, tổng vốn đầu tư 21.000 tỷ đồng

Vốn 135 đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở vùng cao.
Vốn 135 đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở vùng cao.

Hôm nay (26/11), tại thành phố Đà Nẵng, Ủy ban Dân tộc Chính phủ tổ chức Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Chương trình 135, giai đoạn 2016-2020 khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Theo báo cáo khả thi Chương trình 135 của Chính phủ, giai đoạn 2016-2020, sẽ có khoảng 2.276 xã với 3.400 thôn, bản đặc biệt khó khăn trong cả nước được đầu tư Chương trình 135, tổng vốn đầu tư 21.000 tỷ đồng. Nguồn vốn Chương trình sẽ hỗ trợ người dân về giống cây con phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và người dân về quản lý thực hiện Chương trình và các chính sách dân tộc, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Mục tiêu nhằm tăng thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đến năm 2020 gấp 3 đến 5 lần so với năm 2011, tương đương 26 triệu đồng/người/ năm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo 4% mỗi năm, phấn đấu tất cả hộ gia đình có điện lưới quốc gia, đáp ứng 70% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm.

Ông Sơn Phước Hoan, Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ cho biết: hội thảo nhằm tiếp thu ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, chuyên gia đặc biệt là các địa phương hưởng lợi để triển khai chương trình hiệu quả: “Khu vực này kinh nghiệm cho thấy, những lần chúng tôi triển khai hội thảo để xin ý kiến, góp ý vào các văn bản, đóng góp được nhiều ý kiến rất quí báu từ cơ sở. Tham gia ý kiến vào khung chính sách, tiêu chí phân bổ nguồn lực để Ban tổ chức và Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc tiếp thu, bổ sung vào các văn bản dự thảo, tham mưu cho Trung ương và Chính phủ đầy đủ để tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3, xã biên giới, xã an toàn khu được tốt”.

(Theo VOV)

Các tin khác
Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện Văn Chấn năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện. Ảnh minh họa.

Yên Bái đã đạt được sự thành công đáng kể trong việc xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên tư tưởng và triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vào việc vận dụng các nguyên tắc và giá trị tư tưởng của Người, Yên Bái đã tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần vào sự nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.

Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục