Đông An xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/3/2016 | 1:02:04 PM

YBĐT- Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn của xã Đông An (huyện Văn Yên) đã có nhiều thay đổi: hệ thống giao thông, thủy lợi của xã cơ bản được kiên cố hóa, đáp ứng việc đi lại, phát triển sản xuất, kinh doanh của nhân dân; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã nâng lên rõ rệt.

Đường giao thông thôn Đức Tiến, xã Đông An mới được bê tông hóa bằng 60% nguồn vốn của Nhà nước và 40% của nhân dân trong thôn.
Đường giao thông thôn Đức Tiến, xã Đông An mới được bê tông hóa bằng 60% nguồn vốn của Nhà nước và 40% của nhân dân trong thôn.

Đồng chí Hoàng Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND xã, Phó trưởng Ban chỉ đạo XDNTM xã Đông An cho biết: “Xác định XDNTM là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, trong 5 năm qua, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã ban hành kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh Phong trào thi đua “Toàn dân chung sức góp phần XDNTM”, để chỉ đạo triển khai đến các thôn trong xã.

Đồng thời, đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về XDNTM đến cán bộ, đảng viên và nhân dân với nhiều hình thức, giúp cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ hơn mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, huyện về XDNTM để nhân dân chủ động tham gia vào các nội dung XDNTM…”.

Nhằm chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa vào đồng ruộng, xã đã thực hiện thiết kế lại hệ thống giao thông, thủy lợi… Xã cũng quy hoạch vùng sản xuất trồng quế và cây lâm nghiệp 1.500 ha; vùng sản xuất vụ đông trên đất 2 vụ lúa 40 ha; vùng sản xuất ngô soi bãi 50 ha; vùng sản xuất sắn cao sản 600 ha; vùng trồng cỏ nuôi bò thịt 6 ha; khu chăn nuôi tập trung 4 ha; vùng công nghiệp 34 ha.

Qua triển khai, đến nay, xã đã có 6 mô hình sản xuất với tổng vốn 35 tỷ đồng như: Doanh nghiệp Đông Yến; Doanh nghiệp Tuyến Hoa; Hợp tác xã (HTX) Tiến Lý, HTX Quế An; HTX Hương Quế…, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 200 lao động trong và ngoài xã với mức thu nhập ổn định từ 4 - 5 triệu đồng/tháng và đóng góp cho ngân sách địa phương mỗi năm trên 3 tỷ đồng.

Ngoài các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn, trên địa bàn xã còn có 19 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực khác như: chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gạch, đồ mộc mỹ nghệ. Các mô hình làm ăn có hiệu quả khác cũng được nhân rộng như: nuôi trâu bán công nghiệp, nuôi 100 con lợn trở lên…, góp phần tăng thu nhập của nhân dân trong xã. Năm 2015, bình quân thu nhập đầu người của xã đạt 21,5 triệu đồng, tăng 12 triệu đồng so năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm bình quân 4%/năm.

Cùng với việc quy hoạch, xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh, Ban chỉ đạo XDNTM xã đã giao cho các thành viên trong Ban chỉ đạo xuống các thôn tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp tiền của, ngày công lao động, hiến đất làm đường giao thông, các công trình trường học, y tế… trên địa bàn.

Những năm qua, toàn xã có 85 hộ dân hiến trên 2.000 m2 đất ở và đất sản xuất, hàng nghìn cây cối, hoa màu và công trình xây dựng như tường rào, sân bê tông để bê tông hóa 5,5 km đường giao thông; can nắn, mở rộng 11 km; mở rộng, mở mới 4 km…

Tổng kinh phí đầu tư cho phát triển giao thông nông thôn trong 5 năm qua của xã là 4,9 tỷ đồng; trong đó, Nhà nước hỗ trợ trên 2,9 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 1,9 tỷ đồng. Ông Trịnh Văn Lợi - một hộ dân ở thôn Đức Tiến khoe: “Khi chúng tôi nghe trưởng thôn thông báo thôn được bê tông hóa con đường này, tôi đã tự nguyện hiến trên 100 m2 đất nông nghiệp để làm đường; các hộ khác có đất nông nghiệp trong tuyến cũng đều hiến đất mở rộng đường, nắn cua và cùng đóng góp tiền của để bê tông đường và tham gia lao động đắp lề đường để nhân dân đi lại an toàn hơn”.

Ngoài tham gia bê tông hóa đường giao thông, xã còn huy động nguồn xã hội hóa giáo dục tại địa phương được trên 1,5 tỷ đồng cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước 2,8 tỷ đồng để xây mới 9 phòng học, 2 nhà công vụ, công trình vệ sinh, bê tông sân trường, xây tường rào; đầu tư sửa chữa, nâng cấp Trạm Y tế xã, mua sắm trang thiết bị 110 triệu đồng; trong đó, nguồn xã hội hóa 83 triệu đồng…

Những kết quả đạt được trong triển khai Chương trình XDNTM ở Đông An những năm qua là động lực để nhân dân trong xã tích cực hơn trong thực hiện các tiêu chí còn lại, phấn đấu đến năm 2020, Đông An sẽ được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới.  

 Minh Hằng

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục