Xây dựng nông thôn mới ở Yên Bái: Cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/7/2016 | 3:25:00 PM

YBĐT - Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2020 có 25 xã trở lên đạt chuẩn NTM, riêng năm 2016 phấn đấu có thêm 8 - 10 xã được công nhận đạt NTM; duy trì bền vững 8 xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011 - 2015.

Nhân dân xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn.
Nhân dân xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chương trình lớn, có liên quan trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, tác động lớn đến đời sống người dân nông thôn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, hướng đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Theo mục tiêu Chương trình, tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2020 có 25 xã trở lên đạt chuẩn NTM. Việc hoàn thành mục tiêu của Chương trình còn phụ thuộc vào sự vào đổi mới tư duy của các cấp ủy Đảng, chính quyền; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò chủ thể của người dân.

Nâng cao nhận thức

Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình, Yên Bái hiện có 8 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 50 xã đạt từ 10 - 18 tiêu chí, 78 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, còn 16 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Thông qua lồng ghép các chương trình, tỉnh đã huy động trên 5.874 tỷ đồng cho XDNTM. Toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng trên 580 km đường bê tông, mở mới trên 1.180 km; nâng cấp, làm mới 405 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ sử dụng điện nông thôn đạt 80%, 85% dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%, 83% người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế; 134 xã đạt tiêu chí về xây dựng hệ thống tổ chức xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh trật tự xã hội, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 25 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 giảm xuống còn 16,5%.

Qua hơn 5 năm thực hiện Chương trình, diện mạo nông thôn đổi thay rõ nét. Hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là giao thông nông thôn được cải thiện. Sản xuất nông - lâm nghiệp có tiến bộ mới, bảo đảm an ninh lương thực, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có nhiều mô hình sản xuất của người dân đem lại hiệu quả, đời sống nhân dân nâng lên. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ.

Bên cạnh những địa phương có thành tích tốt trong phong trào XDNTM, hiện vẫn còn nhiều địa phương chưa phát huy tiềm năng và khơi dậy nguồn lực trong cộng đồng dân cư nên kết quả còn nhiều hạn chế như: số xã đạt chuẩn NTM còn thấp; tiến độ, chất lượng còn chậm, số xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên ít. Tính bền vững của các xã đã đạt chuẩn chưa như mong muốn.

Công tác tuyên truyền chưa tạo được sự đồng bộ, sâu rộng, chưa có sự chuyển biến lớn về nhận thức của người dân, đặc biệt là nông dân. Một số cấp ủy, chính quyền của huyện và cơ sở thiếu chủ động, thiếu linh hoạt, còn cứng nhắc trong quá trình tổ chức thực hiện, xây dựng các phong trào cũng như trong việc khơi dậy và phát huy các phong trào này trong nhân dân. Chưa tạo sự chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp, trong nông dân, nông thôn…

Thực tế hiện nay, tại một số địa phương, việc triển khai thực hiện Chương trình XDNTM mới chỉ chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngay cho có bộ mặt mới của nông thôn. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng thì việc cần quan tâm đầu tư xây dựng các công trình giao thông, điện, thủy lợi, trường học, đặc biệt nước sạch là vấn đề rất quan trọng nhưng xây dựng cơ sở hạ tầng không có nghĩa là đập bỏ, phá hết những cái cũ để làm lại từ đầu cho phù hợp với tiêu chí, có nhiều hạng mục chỉ cần chỉnh trang, cải tạo, bổ sung là được.

Việc XDNTM ở nhiều địa phương còn thiếu linh hoạt và cứng nhắc, đơn cử như việc xây dựng tiêu chí nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng hay như quy hoạch xây dựng chợ... trong quá trình làm cũng cần tính đến yếu tố tâm lý, phong tục tập quán của người dân. Nhiều địa phương cố gắng để xây dựng cho bằng được nhưng đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng lại không có người đến họp và sinh hoạt gây lãng phí trong đầu tư.

Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là cần phải tập trung tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ vận hành các cấp từ tỉnh, huyện đến xã hiểu đúng về NTM, làm sao để nâng cao nhận thức, tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu lao động, việc làm, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm nghèo bền vững cho người dân - đó mới là vấn đề cốt lõi. 

Tạo chuyển biến tích cực

Yên Bái phấn đấu đến năm 2020 có 25 xã trở lên đạt chuẩn NTM, riêng năm 2016 phấn đấu có thêm 8 - 10 xã được công nhận đạt NTM; duy trì bền vững 8 xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011 - 2015. Tỉnh phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đến 2020 đạt khoảng 50 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,5% mỗi năm, 60% lao động qua đào tạo, 90% người dân tham gia bảo hiểm y tế, 90% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh và 70% dân số có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới, cần tập trung nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và nhân dân nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong XDNTM.

Xác định XDNTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quá trình XDNTM cần tập trung hướng vào chủ thể chính XDNTM là người dân để giúp họ hiểu đúng, nhận thức đúng, chủ động, tự giác xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng đời sống mới và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp của chính họ và tham gia vào các chương trình mục tiêu của tỉnh để thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với XDNTM.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa ngày càng tăng.
Ảnh: Nông dân xã Đại Phác, huyện Văn Yên thu hoạch lúa.

Công tác tuyên truyền cần đẩy mạnh phát huy tốt nhất hệ thống thông tin đại chúng của tỉnh trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về XDNTM với việc xây dựng các chuyên mục rõ ràng hơn, mạch lạc hơn và hướng đến chủ thể chính là người dân; biểu dương những cá nhân, hộ gia đình, thôn, bản thực hiện tốt; tập trung phối hợp xây dựng hạ tầng nông thôn, gắn XDNTM với tái cơ cấu nông - lâm nghiệp một cách hiệu quả và chương trình giảm nghèo bền vững; khẩn trương xây dựng kế hoạch Chương trình XDNTM 5 năm và cụ thể hóa Chương trình XDNTM hàng năm sát với từng xã, từng thôn, từng bản theo tiêu chí và gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện giảm nghèo bền vững; rà soát lại toàn bộ quy hoạch các xã NTM, đặc biệt là chất lượng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; tận dụng tối đa hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh để phát triển sản xuất, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh tốt nhất cho người dân.

Quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống cây, con mới vào sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng và giảm nghèo bền vững; tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là xã hội hóa các nguồn lực đầu tư theo phương châm "nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ", tận dụng và phát huy hiệu quả các nguồn vốn. Các huyện cũng cần tranh thủ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của tỉnh, của trung ương để triển khai hiệu quả Chương trình XDNTM theo hướng ưu tiên đầu tư có trọng điểm vào các xã đã đạt 15 tiêu chí trở lên; chủ động sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tìm kiếm, khai thác huy động mọi nguồn lực và phát huy tốt sức dân; củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo XDNTM gắn với tái cơ cấu nông - lâm nghiệp, xây dựng đội ngũ làm công tác XDNTM chuyên nghiệp; phân công rõ nhiệm vụ cho từng ngành thành viên.

Để XDNTM đích thực, hiệu quả, bền vững, các địa phương không chạy theo thành tích, phong trào, phải tạo ra được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Người làm phong trào phải hiểu người dân muốn gì, cần gì, không áp đặt chủ trương, chính sách máy móc, gây lãng phí tiền của nhân dân, thậm chí gây bất bình trong cộng đồng xã hội. Mặt khác, cần rà soát lại để xây dựng tiêu chí mới phù hợp, bỏ tiêu chí không phù hợp, khen thưởng kịp thời những địa phương, tổ chức, cá nhân đạt thành tích tốt.

 Đức Toàn

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục