An Phú nỗ lực xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/9/2016 | 7:08:37 AM

YBĐT -Tuy đã thực hiện thành công 10/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới song An Phú đang còn đối mặt nhiều khó khăn, nhất là vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Người dân xã An Phú vệ sinh đường làng, ngõ xóm để bảo đảm môi trường sạch đẹp.
Người dân xã An Phú vệ sinh đường làng, ngõ xóm để bảo đảm môi trường sạch đẹp.

 Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã An Phú (Lục Yên) đã thực hiện thành công 10/19 tiêu chí. Diện mạo nông thôn và cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới vào năm 2020, An Phú đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Là địa phương đặc biệt khó khăn nên xã đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân xác định tiêu chí nào dễ làm thì thực hiện trước, trong đó chú trọng phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Qua đó, người dân đã chuyển biến trong cách nghĩ, cách làm để nâng cao thu nhập và tích cực tham xây dựng nông thôn mới.

Năm 2013 gia đình chị Nguyễn Thị Phấn, thôn Nà Dụ bắt tay vào nuôi thử 200 con gà thịt. Thấy có lãi, chị đã quyết định vay thêm 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên để mở rộng diện tích chuồng trại. Đến nay, mô hình nuôi gà thả vườn của chị lên tới 1.000 con/lứa. Năm 2015, chị đã bán gần 5 tấn gà thịt với giá bán 90.000 đồng/kg mang về nguồn thu 300 triệu đồng. Chỉ trong vòng 2 năm, nhờ chăn nuôi gà thả vườn gia đình chị đã thoát nghèo.

Chị Nguyễn Thị Phấn, vui vẻ cho biết: “Cũng nhờ xây dựng nông thôn mới, chúng tôi được tập huấn về khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi và được tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, nên gia đình mới mở rộng được mô hình chăn nuôi gà lên tới 1.000 con/lứa như hôm nay”.

Trên địa bàn xã An Phú còn một số mô hình phát triển kinh tế như gia đình ông Hoàng Văn Thân, thôn Cao Khánh hàng năm cũng cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Năm 2013, ông Thân nhận thấy xung quanh nhà có nhiều bãi chăn thả và ông đã vay mượn anh em họ hàng cộng với chút ít vốn tự có bắt tay vào nuôi dê, trâu sinh sản. Hiện, đàn gia súc của ông đã phát triển lên tới 50 con dê và 10 con trâu.

Năm 2015, ông bán 26 con dê được trên 30 triệu đồng. Từ tiền bán dê, ông tập trung xây dựng chuồng trại và chăn nuôi lợn thịt. Tháng 8 vừa qua, gia đình bán 24 con lợn thịt mang về 75 triệu đồng. Để củng cố việc chăn nuôi, gia đình ông mua 2 tấn lưới sắt rào xung quanh nhà để nuôi gà thả vườn và nuôi dê.

Được biết, năm 2011 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã An Phú đạt 9,5 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2015 đạt 12,5 triệu đồng/người/năm. Xác định phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới, An Phú phấn đấu đến năm 2018 đạt thu nhập bình quân 18 triệu đồng/người/năm”. Hiện, toàn xã An Phú có 1.200 hộ, trong đó còn 123 hộ nghèo, 593 hộ cận nghèo.

Bên cạnh phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền xã An Phú luôn chú trọng kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương thủy lợi. Xã đã kiên cố hóa được 14/20 km kênh mương đảm bảo hệ thống tưới tiêu 123 ha; bê tông hóa được trên 2 km đường trục chính và đường liên thôn với tổng số tiền trên 4 tỷ đồng; mở mới, tu sửa trên 16 km đường cấp phối đảm bảo cho nhân dân đi lại được thuận tiện.

Ông Phạm Văn Chinh - Chủ tịch UBND xã An Phú cho biết: “Khó khăn nhất của xã hiện nay là vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Hệ thống giao thông trục chính và đường liên thôn, trụ sở làm việc của xã, trạm y tế… đang cần được nâng cấp. Trong đó, trụ sở làm việc được xây dựng nhiều năm trước, nay đã xuống cấp trầm trọng. Khổ nhất là vào mùa mưa bão, máy tính, hồ sơ tài liệu của xã rất khó bảo quản trong hoàn cảnh như thế này. Trạm Y tế vừa chật chội, vừa thiếu trang thiết bị y tế nên việc đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân gặp nhiều khó khăn”.

Năm 2016, xã An Phú đấu đạt thêm 2 tiêu chí: tiêu chí điện nông thôn và tiêu chí môi trường. Với sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của cấp ủy cấp trên và cấp ủy địa phương, nhất là sự đồng thuận của nhân dân trong xã, Đảng ủy và nhân dân xã An Phú quyết tâm và tin tưởng sẽ hoàn thành chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo lộ trình đã đề ra.

Quyết Thắng

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục