Thượng Bằng La và Đại Lịch: Quê hương cách mạng "xây" nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/10/2016 | 3:43:13 PM

YênBái - YBĐT - Sau xã Phù Nham, Thượng Bằng La và Đại Lịch là 2 xã tiếp theo của huyện Văn Chấn được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016. Kết quả này là tiền đề và động lực để nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn nỗ lực hơn nữa, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Đến nay, nhiều hộ trồng cam ở Thượng Bằng La đã cho thu nhập từ 100 triệu đồng đến trên dưới 1 tỉ đồng/năm.
Đến nay, nhiều hộ trồng cam ở Thượng Bằng La đã cho thu nhập từ 100 triệu đồng đến trên dưới 1 tỉ đồng/năm.

Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, 5 năm qua, Đảng bộ và nhân dân hai xã Thượng Bằng La và Đại Lịch đã xung kích trên mặt trận sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa và an sinh xã hội, phát huy nội lực quyết tâm "cán đích" xây dựng nông thôn mới (NTM).

Ông Hoàng Ngọc Doanh – cán bộ lão thành cách mạng xã Thượng Bằng La cảm nhận: “Bản thân tôi đã sống hơn 60 năm ở mảnh đất này,  chứng kiến nhiều sự thay đổi, nhưng những đổi thay trong xây dựng NTM những năm gần đây thực sự rõ nét. Ngoài đường làng, ngõ xóm, hệ thống điện, đường, trường trạm được nâng cấp thì đời sống văn hóa của nhân dân cũng ngày càng khởi sắc”.

Cũng giống như nhiều địa phương của huyện Văn Chấn, Thượng Bằng La bắt tay xây dựng NTM năm 2011 với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là về nguồn vốn đầu tư cho các hạng mục xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông nông thôn.

Xuất phát điểm xây dựng NTM của xã còn thấp, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt dưới 10 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 18,8%, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm trên 80%, cơ sở vật chất giáo dục chưa đạt chuẩn, nhà văn hóa, khu thể thao còn thiếu...

Qua rà soát, đánh giá các tiêu chí NTM, Thượng Bằng La ban đầu chỉ đạt 5/19 tiêu chí; 14 tiêu chí còn lại chủ yếu thuộc nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội cần nhiều vốn và liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý, giải phóng mặt bằng….

Trước những khó khăn đó, Đảng bộ xã đã phát huy nội lực, tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong việc hiến đất làm đường, xây trường học và hội trường các nhà văn hóa thôn bản.

Ông Hoàng Đình Tuyên- thôn Thắm, xã Thượng Bằng La, một trong những hộ dân tiêu biểu hiến đất cho xây dựng NTM, cho hay: "Được chính quyền xã vận động, gia đình đã hiến hơn 400m2 đất để xây dựng hội trường thôn. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho bà con nắn cua, mở rộng hệ thống giao thông nội đồng đưa cơ giới hóa vào sản xuất”.

Với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong xã, từ số ít tiêu chí đạt được ban đầu nay Thượng Bằng La đã hoàn thành cả 19 tiêu chí xây dựng NTM. Bộ mặt nông thôn ở Thượng Bằng La có nhiều khởi sắc với hàng chục km đường làng được bê tông hóa, 20/20 thôn bản có nhà văn hóa xây mới và nâng cấp đạt tiêu chuẩn.

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi, xã đã đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Xã cũng đã có 7 trang trại, gia trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, 1 trang trại chăn nuôi tập trung đạt trên 1.000 đầu thỏ thịt/lứa và hàng chục mô hình sản xuất cam, măng tre Điền trúc cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Hoàng Đình Mưu – Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La cho biết: “Kinh nghiệm của địa phương là sự đoàn kết, đồng lòng trong thực hiện các tiêu chí và sự minh bạch trong sử dụng nguồn vốn huy động sẽ khơi dậy và khích lệ tinh thần của nhân dân”.

Có khác một chút với Thượng Bằng La, thực hiện Chương trình xây dựng NTM, xã Đại Lịch khó khăn chủ yếu là huy động nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng giao thông nông thôn và trường lớp học. Dù đã được huyện ưu tiên nguồn lực nhưng đến hết năm 2015, Đại Lịch mới đạt 14/19 tiêu chí NTM, trong đó 4/5 tiêu chí chưa đạt đều liên quan đến cơ sở vật chất.

Với quyết tâm sớm hoàn thành 19 tiêu chí NTM, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, Đại Lịch đã tăng cường công tác xã hội hóa, huy động nội lực xây dựng cơ sở vật chất. Trong 5 năm, xã đã huy động trên 50 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó nhân dân đóng góp gần 10 tỷ đồng. Nguồn vốn này giúp xã xây dựng mới 8 nhà văn hóa, nâng cấp, quy hoạch xây dựng chợ trung tâm, xây mới 5 phòng học và bê bê tông hóa trên 22 km đường giao thông nông thôn.

Cũng như chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La, ông Hoàng Hữu Khanh - Bí thư Đảng bộ xã Đại Lịch khẳng định: “Quan trọng nhất là việc minh bạch các nguồn vốn huy động và phát huy dân chủ trong triển khai các nguồn vồn vốn huy động. Quá trình xây dựng NTM, người dân được bàn bạc thống nhất nên đã huy động được đông đảo bà con tham gia”.

Dù điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nhưng những năm qua nhân dân 2 xã Đại Lịch và Thượng Bằng La đã phát huy truyền thống quê hương cách mạng đồng lòng chung sức xây dựng thành công NTM. Sau xã Phù Nham, Thượng Bằng La và Đại Lịch là 2 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 của huyện Văn Chấn. Kết quả này là tiền đề và động lực để nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn nỗ lực hơn nữa, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí, góp phần nâng cao đời sống, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Trần Van – Minh Chiến

(Đài TT – TH Văn Chấn)

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục