Nông thôn mới, tư duy mới của người dân Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/12/2016 | 8:59:40 AM

YBĐT - Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) được xác định là việc của dân, do dân và vì dân nên nông nghiệp, nông thôn có đổi mới được hay không, trước hết phải từ tư duy của người dân, vì người dân chính là chủ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM.

Người dân thôn Loong Xe làm đường giao thông nông thôn.
Người dân thôn Loong Xe làm đường giao thông nông thôn.

Có mặt trên trục đường liên thôn đang thi công ở thôn Loong Xe, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên, chúng tôi thực sự cảm nhận được sự vui mừng, phấn khởi của bà con nhân dân nơi đây.

Tiết trời se lạnh nhưng không làm giảm đi không khí làm việc khẩn trương, hăng say của mỗi người dân. Chỗ này mọi người nhanh tay đổ xi măng vào máy trộn bê tông, chỗ kia người xúc cát, người đẩy xe... mồ hôi ướt đẫm lưng áo nhưng khuôn mặt ai cũng vui tươi, phấn khởi. Tiếng cười, tiếng nói xen lẫn với máy trộn bê tông làm cho vùng quê vốn thanh bình, yên ả nay nhộn nhịp đến lạ thường.

Anh Triệu Văn Đức -  người dân thôn Loong Xe lau vội những giọt mồ hôi trên trán hồ hởi: “Con đường mơ ước bấy lâu nay của người dân nơi đây sắp thành hiện thực rồi! Có con đường này không chỉ đi lại thuận tiện hơn mà chắc chắn kinh tế - xã hội cũng sẽ phát triển mạnh mẽ nên ai cũng mong được góp công, góp sức để nhanh chóng hoàn thành”.

Thế mới thấy, Chương trình XDNTM đã thực sự có ý nghĩa khi đi vào từng cộng đồng, từng làng xóm, từng dòng họ, đến mỗi gia đình và từng người dân.

Với huyện Mù Cang Chải, sau hơn 5 năm triển khai XDNTM diện mạo nông thôn vùng cao đã từng bước đổi thay. Sản xuất trong nông nghiệp đã có sự phát triển nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa và thị trường, nhiều giống cây con mới được đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả cao như: lúa mỳ, khoai tây, gừng, cải dầu…

Đồng chí Vũ Tiến Đức - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho rằng: “XDNTM là một cuộc “cách mạng” ở vùng cao, làm thay đổi nhận thức của người dân từ một nông thôn lạc hậu, sản xuất chỉ dựa vào kinh nghiệm, manh mún, nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước thì nay người dân đã tích cực học tập để ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đẩy mạnh sản xuất theo nhu cầu của thị trường để nâng cao thu nhập, xóa nghèo bền vững”.

Không chỉ sáng tạo trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tư duy làm ăn, người dân đã đổi mới suy nghĩ trong công việc chung của thôn, bản, cộng đồng dân cư. Trước đây, nếu một số người dân chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, của dòng họ mình thì từ khi thực hiện Chương trình XDNTM và hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân. Nhân dân đã đoàn kết, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; đồng tình ủng hộ các công việc chung của cộng đồng.

Ở thôn 1, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, cứ vào buổi chiều ngày 14 và 29 hàng tháng, mọi người dân trong thôn lại cùng nhau dọn dẹp vệ sinh. Các hộ dân trong thôn còn chủ động làm các hố rác gia đình cũng như hố rác tập trung để bảo vệ môi trường. Đây là một tiêu chí khó đối với các địa phương XDNTM song sự tích cực tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền địa phương nên ý thức vì cái chung của mỗi người dân Đào Thịnh đã được nâng lên, đường bê tông, nhà văn hóa, đường làng ngõ xóm luôn sạch, đẹp... Tất cả đều từ sức dân mà ra, nhờ dân mà có.

Đồng chí Chu Đức Hiền - Chủ tịch UBND xã Đào Thịnh cho biết: “Người dân Đào Thịnh đã thể hiện rõ vai trò chủ thể của mình trong việc đóng góp công sức, tiền, đất để đầu tư XDNTM, bởi thế mỗi công trình nông thôn mới (NTM) trên địa bàn xã đều mang đậm dấu ấn người dân”.

Sự ủng hộ ấy của bà con nhân dân đã đưa xã Đào Thịnh trở thành một trong ba xã “cán đích” NTM năm 2016 của huyện Trấn Yên.

Hết năm 2016, toàn tỉnh Yên Bái có 18 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 4 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí NTM, 46 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí NTM, 78 xã đạt 5 - 9 tiêu chí NTM. Câu chuyện NTM không phải là có bao nhiêu tiêu chí hoàn thành ở các địa phương mà hơn thế là sự đổi mới, sự nhạy bén trong tư duy của người dân để đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao.

Thanh Chi

Các tin khác
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tự tin giới thiệu sản phẩm STEM với các vị khách, các nhà tài trợ Hàn Quốc.

Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Yên Bái.

100% tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã Hòa Cuông hiện đã được bê tông hóa, đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Đón xuân mới Giáp Thìn 2024, Đảng bộ và nhân dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên thêm hân hoan khi chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao đã cán đích thành công.

Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số đo lường hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình đến Bộ phận Phục vụ hành chính công xã giải quyết thủ tục hành chính.

Nâng cao chỉ số hạnh phúc (CSHP) cho người dân, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đặc biệt, đã quan tâm bố trí nguồn lực và ban hành các chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục