Cần nỗ lực sau chuẩn nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/1/2017 | 8:29:37 AM

YBĐT - Kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã tạo nên những điểm sáng trong các vùng quê, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa gắn với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi và các thiết chế văn hóa, giáo dục, tạo ra không gian sống, lao động sản xuất và hưởng thụ vật chất văn hóa, tinh thần tốt hơn cho người dân... Đó là những thành quả rất đáng trân trọng nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức mới mà các cấp, các ngành, địa phương cần nỗ lực để XDNTM bền vững và Chương trình thực sự trở thành cuộc “cách mạng” ở nông thôn.

Nhân dân thôn Hợp Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất vụ đông xuân.
Nhân dân thôn Hợp Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất vụ đông xuân.

Đó là những thành quả rất đáng trân trọng nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức mới mà các cấp, các ngành, địa phương cần nỗ lực để XDNTM bền vững và Chương trình thực sự trở thành cuộc “cách mạng” ở nông thôn.

Những con số biết nói

Có thể nói, Chương trình XDNTM những năm qua trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đáp ứng cho phát triển, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên. Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở nông thôn; phát huy dân chủ cơ sở; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, thu nhập người dân tăng nhanh.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 46 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 78 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, còn lại là dưới 5 tiêu chí. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", trong 5 năm qua, đã hoàn thành việc kiên cố hóa mặt đường bê tông với tổng chiều dài đạt trên 580 km, mở mới 1.180 km nền đường. Đã có 40 xã chiếm 25,47% số xã đạt tiêu chí về giao thông. Làm mới 405 công trình thủy lợi, cùng với các công trình cũ đã đáp ứng nước tưới cho hơn 17.000 ha lúa vụ xuân, 19.598 ha lúa vụ mùa và nuôi trồng thủy sản, góp phần cải tạo môi trường, phát triển giao thông, ổn định sản xuất và đời sống cho nông dân. Đã có 141 xã đạt tiêu chí về điện nông thôn, 86% dân số được cung cấp nước hợp vệ sinh.

Công tác văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục từng bước được xây dựng chuẩn hóa, số trường học đạt chuẩn quốc gia khu vực nông thôn ngày một nhiều, 83 trường đạt chuẩn chiếm 18,3% và có 39 xã đạt chuẩn về trường học. Toàn tỉnh đã xây dựng được 63 công trình văn hóa (có 57 nhà văn hóa thôn, 6 nhà văn hóa xã); 62 công trình thể thao (6 khu thể thao xã và 56 khu thể thao thôn).

Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân đã có hàng loạt mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao như: sản xuất lúa chất lượng quy mô 50 ha tại huyện Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ; dâu tằm tơ tại xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên... Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp mỗi năm giảm khoảng 3,5%; tỷ lệ lao động nông nghiệp có việc làm thường xuyên bình quân đạt 85%.
                                                  
Còn đó những khó khăn

Những kết quả đạt được là rất đáng trân trọng nhưng đằng sau đó vẫn còn không ít lo lắng, trăn trở là làm gì để giữ vững và phát triển; không để xảy ra hình thức xây dựng theo “phong trào hóa”, làm sao phát huy hiệu quả các công trình đã đầu tư (giao thông, thủy lợi, chợ, nhà văn hóa) để tránh lãng phí cũng như việc duy tu, bảo vệ công trình...

Sự đổi thay trong quá trình XDNTM, nhất là những xã đã cán đích song thực tiễn đặt ra là duy trì và phát triển sau chuẩn. Hệ thống giao thông tại các xã đã cơ bản hoàn thành nhưng có một thực tế là chất lượng còn hạn chế. Giao thông thuận tiện là sự gia tăng lưu lượng phương tiện cơ giới phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Do đó, cần có sự quản lý bảo dưỡng tốt nếu không các công trình sẽ xuống cấp, thậm chí hỏng thì vốn đầu tư làm lại là rất tốn kém. Hay như các công trình văn hóa, thể thao cũng vậy, rất khó khăn trong quản lý, bảo vệ.

Bên cạnh đó, theo Quyết định số 59/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 nêu rõ: tiêu chí về thu nhập chuẩn nghèo khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng. Như vậy, mức chuẩn nghèo này tăng gấp 1,75 lần so với giai đoạn 2011 - 2015 (400.000 đồng/người/tháng). Do đó, vấn đề đặt ra cho các địa phương là phải tìm ra những hướng đi tích cực để nâng cao thu nhập cho người dân một cách bền vững, lâu dài. XDNTM là hướng đến nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Qua thực tế, tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới đều có những mô hình sản xuất hiệu quả, sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi đã và đang phát triển theo hướng hàng hóa nhưng diễn ra còn chậm, sản phẩm chưa đa dạng, sản xuất chưa theo chuỗi giá trị. Một vấn đề nữa là thiếu sự liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác thì chưa mạnh, mới chủ yếu làm khâu cung ứng dịch vụ là chính. Những vấn đề đã nêu là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả sản xuất, thu nhập người dân còn thấp...

Giải pháp đồng bộ

Những vấn đề đặt ra và những tồn tại từ thực tiễn đòi hỏi cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương đã và đang trong quá trình XDNTM cần có một kế hoạch, hành động cụ thể nâng cao chất lượng các tiêu chí để bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài là các xã đã về đích nông thôn mới phải tiếp tục duy tu, bảo dưỡng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát huy hiệu quả phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội phát triển.

Vấn đề cốt lõi và cấp bách nhất hiện nay là làm sao phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mỗi xã, mỗi địa phương cần khai thác hiệu quả lợi thế của mình để đưa những cây, con vào sản xuất hiệu quả theo hướng hàng hóa, chất lượng, an toàn.

Những mô hình, dự án đã phát huy hiệu quả phải khẩn trương nhân rộng, đồng thời quảng bá kêu gọi các hợp tác xã, doanh nghiệp vào liên doanh, liên kết với người dân. Tại hội nghị ngành nông nghiệp mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chính phủ sẽ ưu tiên hỗ trợ, tạo điều kiện về đất đai, vốn... cho bất cứ hộ nông dân, địa phương, doanh nghiệp nào làm nông nghiệp công nghệ cao để xây dựng nền nông nghiệp cho Việt Nam trong tương lai”.

Cuộc sống mới ở bản Lìm Thái, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải.

Đây không chỉ là một làn gió mát cho sản xuất “nông nghiệp công nghệ cao” mà còn kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Một vấn đề nữa là cần có cơ chế, chính sách nới rộng hạn điền, tích tụ đất đai để thúc đẩy phát triển sản xuất vì mô hình kinh tế hộ đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nay không còn phù hợp. Đó là những định hướng cho phát triển nông nghiệp cũng cần được nghiên cứu thực hiện.

Song song với đó, cần có sự vào cuộc tích cực của các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, hướng đến cuộc sống lành mạnh, văn minh vùng nông thôn. Sự góp sức của toàn xã hội, của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là người dân “chủ thể” của Chương trình XDNTM sẽ là những tiền đề quan trọng để xây dựng một nông thôn mới hiệu quả, bền vững, tiếp tục về đích sau 5 năm thẩm định lại. 

Thanh Phúc

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, từng bước tạo thuận lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục