Văn Yên phát triển giao thông nông thôn: Tiền đề xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/2/2017 | 6:42:06 AM

YBĐT - Theo kế hoạch, giai đoạn 2016 - 2020, huyện Văn Yên sẽ nhựa hóa hoặc bê tông hóa 89,1 km đường trục xã, liên xã; 32 km đường liên thôn, xóm; 46 km đường ngõ, xóm; 9,4 km đường nội đồng; mở mới, mở rộng 50 km đường liên thôn có bề rộng 3,5 m.

Nhân dân xã Phong Dụ Thượng tham gia tu sửa đường liên thôn.
Nhân dân xã Phong Dụ Thượng tham gia tu sửa đường liên thôn.

Ông Lưu Trung Kiên - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Văn Yên cho biết: “Huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể, phấn đấu mỗi năm có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và đến hết năm 2020 có 12 xã đạt tiêu chí NTM theo quy định. Với quan điểm tập trung xây dựng đường giao thông cho các xã nằm trong lộ trình xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, huyện sẽ ưu tiên nguồn lực tiến hành nhựa hóa hoặc bê tông hóa 29,1 km đường trục xã, liên xã; 32 km đường liên thôn, xóm; 46 km đường ngõ, xóm; 9,4 km đường nội đồng tại các xã này”.

Từ chủ trương, định hướng trên, từ năm 2016, huyện đã phân bổ chỉ tiêu cho từng địa phương, trong đó tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn (GTNT) tại các xã nằm trong lộ trình thực hiện xây dựng NTM như: Đông Cuông, Xuân Ái, Yên Hưng, An Bình… Huyện cũng chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn lựa chọn các đơn vị cung ứng xi măng, cát, sỏi phục vụ thi công; phối hợp với các địa phương tổ chức hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng, kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, huyện chủ động nguồn kinh phí hỗ trợ thêm gần 1 tỷ đồng mua vật liệu phục vụ thi công.

Nhờ cách làm chủ động, linh hoạt, các tuyến đường giao thông đều hoàn thành sớm và đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. Kết thúc năm 2016, toàn huyện bê tông hóa 27,5 km đường GTNT; mở mới, mở rộng 12,5 km đường đất. Trong đó, tại 3 xã đạt chuẩn NTM năm 2016 là Xuân Ái, Yên Hưng, Đông Cuông đã kiên cố hóa 4,1 km đường trục xã, liên xã; 5,16 km đường trục thôn; 3,045 km đường ngõ, xóm. Từ đây, nhân dân có điều kiện phát triển kinh tế, tăng gia sản xuất, đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng NTM tại địa phương.

Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan nhưng để hoàn thành các tuyến đường như lộ trình đề ra thì huyện Văn Yên đang gặp không ít khó khăn như: nguồn vốn hỗ trợ cho công tác cứng hóa mặt đường còn hạn hẹp, việc huy động vốn của các doanh nghiệp, nhân dân để phát triển đường GTNT còn hạn chế, nhất là tại các xã vùng cao. Bên cạnh đó, do dân cư phân bố không đồng đều nên hạn chế đến quá trình huy động đóng góp, triển khai xây dựng; một số xã chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách của đề án đến nhân dân…

Trước những nhiệm vụ trên, huyện đã tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm và đưa ra nhiều giải pháp để tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Đề án Phát triển giao thông nông thôn thời gian tới. Trước tiên, huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung của Đề án đến đoàn viên, hội viên, nhân dân; rà soát hiện trạng giao thông, xác định nhu cầu đầu tư và tuyên truyền để bà con nhân dân dọn dẹp, giải phóng mặt bằng tại các tuyến đường dự kiến đầu tư, xây dựng; đồng thời, cử cán bộ xuống các thôn, bản tham gia dự họp, phổ biến, tuyên truyền đến với nhân dân; tổ chức lựa chọn, giới thiệu các tổ, đội thi công có uy tín, hệ thống máy móc thiết bị bảo đảm thi công đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh thu hút đầu tư và lồng ghép các nguồn vốn như: trái phiếu Chính phủ, WB… để phát triển đường giao thông. Ngoài ra, các phòng chuyên môn huyện lựa chọn nhà thầu cung ứng vật liệu có năng lực, bảo đảm chất lượng, cử cán bộ xuống các địa phương hướng dẫn về kỹ thuật, thủ tục pháp lý, hồ sơ. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, các cơ quan liên quan bám sát cơ sở, hướng dẫn kỹ thuật thi công đồng thời giám sát chất lượng từ khâu cung ứng vật liệu đến khâu thi công; thường xuyên báo cáo tiến độ, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để có các giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Hùng Cường

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục