Gian nan nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/6/2017 | 6:54:46 AM

YBĐT - Sau hơn 6 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), diện mạo nông thôn xã Yên Thành, Yên Bình đã có sự đổi thay đáng kể, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, để về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình thì vẫn đang là một bài toán nan giải đối với xã khó khăn này.

Hơn 700 m đường từ trung tâm xã Yên Thành đi thôn 3 được bê tông hóa, giúp người dân đi lại thuận tiện.
Hơn 700 m đường từ trung tâm xã Yên Thành đi thôn 3 được bê tông hóa, giúp người dân đi lại thuận tiện.

Xuất phát điểm thấp, đến thời điểm hiện tại, xã mới đạt 5/19 tiêu chí, đó là: quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí 1), chợ nông thôn (tiêu chí 7), bưu điện (tiêu chí 8), hệ thống chính trị xã hội vững mạnh (tiêu chí 18), an ninh chính trị xã hội (tiêu chí 19).

Xã Yên Thành có khoảng 60% lao động có việc làm thường xuyên, chủ yếu là làm nông, lâm, ngư nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo  chiếm 50%, thu nhập bình quân đạt 18 triệu đồng/người/năm. Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Yên Thành luôn tranh thủ các nguồn vốn chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển sản xuất; đời sống của nhân dân được nâng lên; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển hơn; nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa, học kỹ thuật vào sản xuất.

Song, do đặc thù là xã vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là đồng bào Dao sinh sống nên trình độ dân trí không đồng đều; quỹ đất sản xuất hạn hẹp; thu nhập bình quân thấp, do đó việc phát huy nội lực từ sức dân cùng với nguồn kinh phí để xây mới và nâng cấp các trục đường giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương, công trình thủy lợi… là bài toán nan giải của địa phương. Để tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, ngay từ khi bắt đầu XDNTM, xã đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: giao thông, kênh mương...

Tuy vậy, trong 22 km đường giao thông nông thôn thì xã chỉ mới cứng hóa được 8 km. Những đoạn đường còn lại lầy lội, đi lại khó khăn vào mùa mưa. Hệ thống kênh mương còn thiếu nhiều kênh và phai đầu mối như: thôn 1 còn thiếu 1 phai đầu mối và 200m kênh mương; thôn 3 thiếu 3 phai đầu mối và 540m kênh mương; thôn 4 thiếu 1 phai đầu mối và 200m kênh mương. Năm 2016, xã hoàn thiện được 120m kênh mương nội đồng tại thôn 1. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ để phục vụ tưới tiêu, đặc biệt vào mùa khô, nguồn nước tưới khan hiếm, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nông dân.

Trong 6 năm qua, xã luôn quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển giáo dục, y tế, văn hóa. Mặc dù đã xây dựng được 8 công trình trường học, nhưng ở tất cả các trường đều thiếu nhà công vụ, phòng chức năng; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, xã đã đạt nhưng Trạm Y tế xã còn thiếu 1 bác sỹ; 6/11 thôn được công nhận thôn văn hóa, đạt 54%; 4 thôn chưa có nhà văn hóa, trong đó có 3 thôn còn chưa có đất để xây dựng và khá khó khăn trong việc huy động sự đóng góp của nhân dân. Ngoài ra, cơ sở vật chất văn hóa ở xã còn nhiều thiếu thốn. Hiện, xã chỉ có 1 sân bóng đá chưa đủ diện tích. Mặc dù, đã có đất để mở rộng nhưng lại chưa có kinh phí.

Bên cạnh các tiêu chí như: giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa… chưa thể hoàn thành do nguồn kinh phí phân bổ hạn chế, thì tiêu chí về môi trường cũng đang là rào cản lớn trong quá trình XDNTM ở xã. Mặc dù xã đã tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tiêu chí môi trường bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nhất là phổ biến trên hệ thống loa truyền thanh của xã. Tuy nhiên, với 96% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nên nhận thức và hành vi vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Nghĩa trang xã đã quy hoạch ở các thôn nhưng người dân chưa chôn cất ở đó; nước thải sinh hoạt hộ gia đình và chăn nuôi vẫn còn thải bừa bãi.

Với những khó khăn trên, ông Nguyễn Văn Yên - Chủ tịch UBND xã Yên Thành cho biết: “Xác định việc hoàn thành các tiêu chí XDNTM sẽ là chặng đường dài với vô vàn thách thức, do đó, bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền và người dân, xã rất cần sự quan tâm kịp thời của các cấp, các ngành trong việc đầu tư phát triển kinh tế, hỗ trợ vốn xây dựng các công trình, giúp người dân áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương”.

Hoài Anh

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục