Lục Yên: Khó giải bài toán chợ nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/9/2017 | 6:58:50 AM

YBĐT - Trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), tiêu chí số 7 về chợ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc. 

Người dân địa phương trao đổi mua bán tại chợ Lâm Thượng.
Người dân địa phương trao đổi mua bán tại chợ Lâm Thượng.

Những năm qua, huyện Lục Yên đã nỗ lực tập trung đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho các xã, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sự linh hoạt trong công tác chỉ đạo của huyện, sự hỗ trợ về nguồn vốn đầu tư.

Chợ xã Lâm Thượng được xây dựng từ năm 2006 với diện tích trên 1.400 m2. Qua hơn 10 năm đưa vào sử dụng, đến nay, nhiều thiết bị cơ sở hạ tầng có dấu hiệu xuống cấp, gây ra nhiều khó khăn trong việc kinh doanh của các tiểu thương. Cùng với đó, do thiếu diện tích nên các hộ buôn bán phải lấn chiếm hành lang giao thông, đặc biệt, do nằm ngay sát với trạm biến áp của đường điện cao thế nên việc quy hoạch mở rộng diện tích chợ càng trở lên khó khăn. Do đó, đến nay, tiêu chí số 7 về chợ theo chương trình XDNTM của xã vẫn chưa đạt.
 
Mặc dù đã sớm đạt được chuẩn về tiêu chí chợ, song để duy trì và giữ vững danh hiệu này xã Tân Lĩnh còn gặp không ít khó khăn. Được xây dựng từ năm 2000, chợ xã Tân Lĩnh có tổng diện tích trên 5.200 m2 với gần 200 hộ tham gia buôn bán, bảo đảm phục vụ nhu cầu của người dân các xã: Khai Trung, Minh Chuẩn, Tân Lập, Tô Mậu và Tân Lĩnh với đa dạng các loại mặt hàng và được đánh giá là một trong những chợ xã có quy mô, diện tích lớn ở Lục Yên. 

Hiện nay, chợ đã xuống cấp, vào mùa mưa thường xuyên bị ngập lụt, việc quy hoạch rác thải chưa đồng bộ, gây ảnh hưởng tới việc trao đổi mua bán của người dân. 

Nhận thức được vai trò, vị trí chợ nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo chương trình XDNTM, những năm qua, huyện đã quan tâm đến công tác đầu tư phát triển hạ tầng chợ nông thôn, thông qua việc dành quỹ đất để đầu tư chợ. 

Hiện nay, toàn huyện có 16 xã có chợ nhưng chỉ có 13 chợ đạt tiêu chí NTM với trên 2 nghìn hộ kinh doanh thường xuyên. Từ năm 2012 đến nay, từ các nguồn vốn khác nhau, huyện đã được đầu tư xây mới được 2 chợ xã Động Quan và Mường Lai.
 
Ngoài ra, các chợ khác cũng đã được tu sửa, nâng cấp. Qua đánh giá, hệ thống chợ cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của nhân dân, giao thông tương đối thuận lợi giúp lưu thông, trao đổi hàng hóa ngày càng đạt hiệu quả.
 
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Lục Yên đang gặp nhiều khó khăn về vốn, giải phóng mặt bằng, diện tích chợ ở các xã: Lâm Thượng, Khánh Thiện không đạt yêu cầu, nhiều chợ bỏ không gây lãng phí, nhiều xã có quy hoạch nhưng khó hình thành được chợ như: Tân Phượng, Tân Lập, Phan Thanh, Khánh Hòa...
 
Để từng bước giải quyết những tồn tại, khó khăn trong phát triển chợ nông thôn, huyện đã triển khai nhiều giải pháp, tiến hành quy hoạch, xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ. Đồng thời, huyện tiếp tục nâng cấp hệ thống các chợ xã nhằm bảo đảm nhu cầu buôn bán, kinh doanh cũng như việc trao đổi hàng hóa, mua sắm của người dân trên địa bàn.

Chợ đạt chuẩn theo tiêu chí NTM đang là mục tiêu phấn đấu của các xã trên địa bàn huyện Lục Yên. Đây là mục tiêu không dễ thực hiện. 

Vì vậy, để chợ phát huy hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của người dân và đẩy nhanh quá trình XDNTM của từng địa phương, các ngành chức năng cần tập trung xây dựng, quy hoạch chợ nông thôn sao cho phù hợp, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Khắc Điệp - Tuấn Viên (Đài TT-TH huyện Lục Yên)

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục