Việt Cường “thay áo mới”

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/5/2018 | 1:53:46 PM

YBĐT - Người dân chính là người tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện, Nhà nước, chính quyền chỉ là hỗ trợ, thúc đẩy, định hướng, dẫn dắt - Bí thư Đảng ủy xã Việt Cường phấn khởi chia sẻ. 

Đường giao thông nông thôn ở Việt Cường đã đáp ứng cho nhu cầu phát triển.
Đường giao thông nông thôn ở Việt Cường đã đáp ứng cho nhu cầu phát triển.


Dù vẫn còn những khó khăn nhất định, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao trong nhân dân, xã Việt Cường huyện Trấn Yên đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Và điều quan trọng hơn cả là người dân đã thực sự là một chủ thể trong XDNTM. Người dân chính là người tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện, Nhà nước, chính quyền chỉ là hỗ trợ, thúc đẩy, định hướng, dẫn dắt - Bí thư Đảng ủy xã Việt Cường phấn khởi chia sẻ.

Là xã thuần nông, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trước khi bước vào thực hiện chương trình XDNTM Việt Cường luôn xác định rõ người dân là chủ thể. Bởi mục tiêu cuối cùng của XDNTM là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, người dân trực tiếp làm và trực tiếp thụ hưởng.
 
Bên cạnh đó một trong những tiêu chí để đạt xã nông thôn mới là phải có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... Cái khó là làm sao để biến những con đường nhỏ hẹp, đường đất thành đường bê tông rộng rãi, xây được trường học, nhà văn hóa khang trang. Muốn làm được phải có đất đai, tiền của, trong khi nguồn lực của Nhà nước lại có hạn, vì vậy phải dựa vào sức dân.

Trước những đòi hỏi thực tế đó, xã đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tích cực tuyên truyền vận động sâu rộng để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình XDNTM. Và cán bộ, đảng viên chính là người đi đầu trong triển khai thực hiện. Phát huy dân chủ, vai trò chủ thể của nhân dân, để nhân dân tự quản, tự bàn bạc quyết định...
 
Nhờ vậy, người dân phấn khởi tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, sản lượng và hình thành vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa. Đến nay, xã đã hình thành rõ nét các vùng sản xuất như: thôn 1, thôn 2 phát triển lâm nghiệp và chế biến gỗ rừng trồng; thôn 3 phát triển thương mại dịch vụ; thôn 6, thôn 7 phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; thôn 5 giáp hồ phát triển chăn nuôi thủy sản...
 
Sau hơn 5 năm thực hiện, các vùng sản xuất đã cho kết quả quan trọng. Toàn xã đã có 40 ha nuôi thủy sản và 13 lồng nuôi cá mỗi năm thu về hơn 1 tỷ đồng. Hình thành phát triển 12 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động người địa phương với mức lương bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.
 
Không chỉ tạo việc làm, nâng cao giá trị gỗ rừng trồng mà các cơ sở sản xuất này còn đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên 200 triệu đồng mỗi năm. Hơn 200 ha chè già cỗi, đầu ra không ổn định nhân dân đã chuyển đổi dần sang trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao. Phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh mẽ theo hướng hàng hóa...
 
Với những nỗ lực đó, từ một xã nghèo nay Việt Cường đã là một điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trấn Yên. Tỷ lệ hộ đói nghèo hết năm 2017 còn dưới 18%, xã phấn đấu hết năm 2018 này xuống dưới 10%. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 30 triệu đồng/năm. Đời sống kinh tế được nâng lên, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang đã đáp ứng được cho phát triển. Từ một xã có tới 90% đường đất, nay đã cơ bản được bê tông hóa rộng rãi, sạch sẽ.

Nói về việc huy động sức dân đóng góp, hiến đất đai xây dựng công trình phúc lợi thì khó đâu bằng Việt Cường. Trong 5 năm qua người dân đóng góp gần 20 tỷ đồng để bê tông hóa hơn 20 km đường trục, đường liên thôn, đường xóm, đạt gần 100%.
 
Trong đó, có hàng trăm hộ dân đã hiến đất làm đường như hộ gia đình các ông, bà: Phạm Thị Lan ở thôn 5 hiến 200m2 đất thổ cư; Lê Văn Thúc hiến 400m2 đất vườn tạp, đất ruộng; Phạm Văn Hữu, Vũ Văn Đạo thôn 1 mỗi hộ đều hiến trên 100m2 đất thổ cư, đất vườn để làm đường...
 
Như để minh chứng, ông Vũ Đức Quang - Bí thư chi bộ thôn 3B và trưởng thôn Trịnh Thị Thu Hà dẫn chúng tôi đi trên con đường làng được bê tông hóa rộng rãi, hai bên đường đang được triển khai trồng hoa, cứ cách một đoạn đường là có một hố rác được xây dựng kiên cố.
 
Cùng với đó, nhân dân còn tự đóng góp kéo 10 km đường điện và lắp bóng "bóng điện an ninh” dọc các trục đường; riêng thôn 3B có 50 bóng điện an ninh. Cả thôn có 148 hộ thì có tới trên 40% hộ giàu, nhà cửa được xây dựng khang trang, chỉ còn 10 hộ nghèo, thôn đã chỉ đạo các đoàn thể giúp đỡ, tạo điều kiện vươn lên trong nay mai.

Rõ ràng XDNTM đã tạo nên diện mạo mới cho làng quê Việt Cường. Xã đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới đang chờ thẩm định và công nhận vào cuối năm 2018 này. Cách làm ở Việt Cường là những gợi mở để các địa phương khác tham khảo trong quá trình tổ chức thực hiện XDNTM ở địa phương mình.

Ngọc Trúc 

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục