Xây dựng nông thôn mới ở Nghĩa An: Tuyên truyền trúng, thực hiện đúng

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/8/2018 | 1:47:11 PM

YBĐT - Tuyên truyền luôn đi trước một bước, Nghĩa An đã trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới sớm hơn kế hoạch đề ra.

Hội viên phụ nữ xã Nghĩa An tham gia vệ sinh môi trường.
Hội viên phụ nữ xã Nghĩa An tham gia vệ sinh môi trường.


Ông Vì Ngọc Trình - Chủ tịch UBND xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Để xây dựng thành công xã đạt nông thôn mới, công tác tuyên truyền có vai trò rất quan trọng, làm chuyển đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân và tạo nên sự thống nhất trong nhận thức, hành động”.

Theo đó, Đảng ủy xã đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội từ xã đến thôn, bản tổ chức tuyên truyền thường xuyên để mọi người hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới (XDNTM). 

Vì vậy, khi người dân hiểu được vai trò chủ thể của mình trong XDNTM đã tự giác, tích cực thực hiện. Từ đó, xuất hiện nhiều cách làm hay, trở thành những mô hình tiêu biểu như: Mặt trận Tổ quốc xã với công tác vệ sinh môi trường; hội viên Hội Cựu chiến binh giúp nhau xóa đói giảm nghèo; hội viên nông dân kết hợp sản xuất, kinh doanh; xã thanh niên không có ma túy…
 
Đồng thời, việc triển khai các phong trào: "Thôn bản văn hóa, gia đình văn hóa”; "Xóa nhà dột nát”… ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân với quyết tâm cao trong XDNTM.

Nhờ tuyên truyền luôn đi trước một bước, trong 6 năm triển khai XDNTM, với tổng kinh phí thực hiện 48 tỷ đồng thì nhân dân đóng góp tiền của, ngày công là 9,6 tỷ đồng, góp phần giúp Nghĩa An trở thành xã đạt chuẩn NTM sớm hơn kế hoạch đề ra.
 
Đơn cử, khi thực hiện tiêu chí về giao thông, Nghĩa An đã tranh thủ các chính sách của Nhà nước, lồng ghép các nguồn vốn; tích cực tuyên truyền vận động các hộ dân hiến trên 5.000 m2 đất, tự giải phóng mặt bằng, đóng góp kinh phí, ngày công lao động… mở mới 12 km đường giao thông, kiên cố được 10,8 km đường bê tông, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa với kinh phí thực hiện 22,7 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước là 15,6 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 7 tỷ đồng.
 
Đối với tiêu chí về thu nhập, xã Nghĩa An tập trung vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ của Nhà nước như: máy cày, giống lúa chất lượng cao, phân viên nén dúi sâu, hỗ trợ khoa học, kỹ thuật… để xây dựng nhiều mô hình kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết với doanh nghiệp trong tiếp cận thị trường cho sản phẩm như mô hình trồng ớt xuất khẩu, nuôi trâu sinh sản, nuôi lợn nái, lợn thịt, nuôi dê, thỏ… tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân đạt mức bình quân 26 triệu đồng/người/năm.
 
Đảng ủy xã còn chỉ đạo Hội Phụ nữ xã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã giải ngân trên 10 tỷ đồng cho 194 chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện thành công tiêu chí chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập.
 
Chị Lường Thị Hoàn - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nghĩa An cho biết: để hội viên tham gia XDNTM hiệu quả, thông qua các buổi sinh hoạt, Hội đã lồng ghép tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chị em về mục đích, ý nghĩa chương trình XDNTM, tích cực tham gia bằng nhiều việc làm thiết thực. Cán bộ, hội viên phụ nữ đã thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phong trào chung tay xây dựng NTM ở địa phương. Đây cũng là minh chứng sống động cho việc tuyên truyền trúng, thực hiện đúng ở Nghĩa An.

Trần Ngọc

Các tin khác
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tự tin giới thiệu sản phẩm STEM với các vị khách, các nhà tài trợ Hàn Quốc.

Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Yên Bái.

100% tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã Hòa Cuông hiện đã được bê tông hóa, đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Đón xuân mới Giáp Thìn 2024, Đảng bộ và nhân dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên thêm hân hoan khi chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao đã cán đích thành công.

Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số đo lường hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình đến Bộ phận Phục vụ hành chính công xã giải quyết thủ tục hành chính.

Nâng cao chỉ số hạnh phúc (CSHP) cho người dân, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đặc biệt, đã quan tâm bố trí nguồn lực và ban hành các chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục