Lâm Giang chung sức xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/10/2018 | 10:44:48 AM

YBĐT - Năm 2011, khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã Lâm Giang, huyện Văn Yên mới đạt 5/19 tiêu chí. 

Trồng chuối ghép ở thôn 1, xã Lâm Giang.
Trồng chuối ghép ở thôn 1, xã Lâm Giang.


Đồng chí Vũ Văn Hải - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lâm Giang cho biết: "Ngay từ khi bắt đầu thực hiện XDNTM, Đảng bộ, chính quyền xã đã xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chương trình tổng thể mang tính dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và quốc phòng - an ninh; tập trung mọi nguồn lực để quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng xã Lâm Giang đạt chuẩn NTM năm 2018. 

Đảng ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo, UBND xã thành lập Ban Quản lý XDNTM xã, các ban phát triển thôn. Sau đó, đánh giá, rà soát thực trạng các tiêu chí; xây dựng đồ án quy hoạch và có sự điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí cụ thể từng năm, từng giai đoạn, với phương châm: phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, Nhà nước hỗ trợ, cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân chung tay XDNTM”. 

Trong quá trình thực hiện, Đảng bộ, Chính quyền xã luôn chú trọng nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.

Tổng nguồn vốn XDNTM của xã giai đoạn 2011 - 2017 là trên 190 tỷ 807 triệu đồng; trong đó, Nhà nước đầu tư 93.219.192.000 đồng; nhân dân đóng góp trên 97 tỷ 588 triệu đồng. Điển hình như hộ ông Đặng Văn Giang ủng hộ 46 triệu đồng tiền hỗ trợ đền bù sân vận động; hộ ông Đỗ Văn Đượng hiến 250 m2 đất làm đường bê tông... 

Từ các nguồn vốn trên, xã đã đầu tư bê tông hóa được 13,6 km đường từ trung tâm xã đến đường huyện; bê tông 9,35 km đường trục thôn, xóm và đường liên thôn; bê tông hóa được 15,08 km đường ngõ xóm đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện; kiên cố hóa được 18,43 km kênh mương đảm bảo tưới, tiêu chủ động phục vụ sản xuất; đầu tư xây dựng các trường học, nhà văn hóa thôn... 

Trong sản xuất nông nghiệp, xã đã quy hoạch và chia làm 3 vùng phát triển kinh tế theo tiềm năng phát triển của từng vùng gồm: vùng trồng cây lâm nghiệp gắn với chăn nuôi đại gia súc; vùng phát triển cây ăn quả diện tích 150 ha; vùng màu phát triển cây truyền thống như ngô, đậu, sắn... 

Xác định nông nghiệp là mũi nhọn kinh tế, Lâm Giang đã chỉ đạo sản xuất theo hướng hàng hóa có liên kết đầu ra cho sản phẩm, từng bước củng cố các chuỗi liên kết ổn định, bền vững. Lựa chọn các cây, con giống có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất như: mô hình trồng cây ăn quả của ông Vũ Gia Biên ở thôn 3; trồng chuối ghép của ông Nguyễn Đức Thuận ở thôn 1; liên kết sản xuất 700 ha sắn theo chuỗi với Nhà máy Sắn Văn Yên đảm bảo ổn định đầu ra cho các hộ dân trồng sắn... 

Đến nay, xã đã xây dựng, duy trì được 44 mô hình chăn nuôi; trong đó, có 25 mô hình chăn nuôi trâu, bò 1.800 con, mỗi mô hình có ít nhất 5 con và nhiều nhất là 37 con; 7 mô hình nuôi lợn thịt số lượng từ 35 con trở lên; 6 mô hình chăn nuôi lợn nái từ 10 con trở lên; 11 mô hình nuôi ong mật; 4 mô hình chăn nuôi dê số lượng từ 30 con trở lên... 

Xã hiện có 5 xưởng chế biến gỗ và 1 doanh nghiệp tư nhân, 1 hợp tác xã hoạt động, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho từ 60 đến 80 lao động có thu nhập ổn định. Kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt; thu nhập bình quân đầu người năm 2016 của xã đạt 22 triệu đồng, đến năm 2018 đạt 30 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo rà soát năm 2018 giảm xuống còn 11,17%...

Lâm Giang đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM và đang hoàn chỉnh hồ sơ trình tỉnh phê duyệt để được công nhận xã đạt chuẩn NTM. 

Cao Chính

Các tin khác
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tự tin giới thiệu sản phẩm STEM với các vị khách, các nhà tài trợ Hàn Quốc.

Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Yên Bái.

100% tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã Hòa Cuông hiện đã được bê tông hóa, đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Đón xuân mới Giáp Thìn 2024, Đảng bộ và nhân dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên thêm hân hoan khi chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao đã cán đích thành công.

Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số đo lường hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình đến Bộ phận Phục vụ hành chính công xã giải quyết thủ tục hành chính.

Nâng cao chỉ số hạnh phúc (CSHP) cho người dân, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đặc biệt, đã quan tâm bố trí nguồn lực và ban hành các chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục