Mù Cang Chải xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/2/2019 | 1:52:15 PM

Năm 2018, Mù Cang Chải có 1 xã đạt 10 tiêu chí (Dế Xu Phình); 4 xã đạt 9 tiêu chí (Púng Luông, Chế Cu Nha, Lao Chải, Hồ Bốn,); 2 xã đạt 8 tiêu chí (Nậm Khắt, La Pán Tẩn, ); 2 xã đạt 7 tiêu chí (Kim Nọi, Khao Mang); 1 xã đạt 6 tiêu chí (Mồ Dề); 3 xã đạt 5 tiêu chí (Nậm Có, Cao Phạ và Chế Tạo).

Người dân huyện Mù Cang Chải vào vụ mới.
Người dân huyện Mù Cang Chải vào vụ mới.

Là huyện đặc biệt khó khăn của cả nước, có tới trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số, song những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Mù Cang Chải đã vượt qua thách thức, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa để nâng cao giá trị thu được trên một đơn vị diện tích canh tác. 

Ông Phạm Tiến Lâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chia sẻ: "Thực hiện Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm thuộc chương trình nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo UBND các xã căn cứ điều kiện sản xuất, các liên kết sản xuất chuỗi giá trị đã có, nhu cầu của doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn để đề xuất danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình NTM giai đoạn 2018 – 2020. Qua đó, các xã đã đăng ký đề xuất 9 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Vụ đông xuân 2017 – 2018, trên địa bàn triển khai thực hiện 6 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, trong đó 3 dự án trồng khoai tây, 1 dự án trồng lúa mì, 2 dự án trồng cải dầu. Tất cả các cây trồng này đã được thu hoạch sản phẩm trong tháng 4/2018”. 

Cùng với thực hiện nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho nhân dân, huyện đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông. Riêng năm 2018, các xã trên địa bàn đã làm được 7,5 km đường liên xã; 21,7 km đường trục thôn bản và 22,2 km đường ngõ xóm. 

Cùng đó, bê tông hóa 27 công trình thủy lợi có chiều dài 36.250 m; khởi công xây dựng khối nhà chức năng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Khắt, 4 phòng học Trường Mầm non Sao Mai xã Dế Xu Phình, 6 phòng ở bán trú Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS xã Chế Cu Nha, 11 phòng ở bán trú Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS xã Chế Tạo; làm mới 3 nhà văn hóa thôn, bản tại bản Phình Ngài, Mú Cái Hồ xã Nậm Có và bản Mồ Dề, xã Mồ Dề; xóa được 26 nhà tạm; làm mới 520 nhà vệ sinh, 432 chuồng nuôi nhốt gia súc, 328 hố đựng rác. Các xã vận động 6.653 ngày công để vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh đảm bảo vệ sinh môi trường. 

Gặp chúng tôi bên cánh đồng bản Tu San, ông Khang A Chua - Bí thư Đảng ủy xã Nậm Có cho biết: "Thực hiện chương trình xây dựng NTM, cùng với xây dựng các cơ sở hạ tầng, xã Nậm Có còn vận động nhân dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Vụ xuân 2019, xã thực hiện gieo cấy 331 ha lúa nước, tăng 11 ha so với vụ xuân 2018, diện tích này tập trung ở các bản Có Thái, Có Mông, Tu San. Các giống lúa có năng suất, chất lượng cao được đưa vào gieo trồng là Nhị ưu 838, Việt lai 20, Đại dương 2... Nhờ có NTM mà ý thức của người Mông mình thay đổi nhiều lắm, không còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước như trước nữa”. 

Có thể thấy, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện, song với những cách làm và định hướng cụ thể của cấp ủy, chính quyền, sự đoàn kết, phát huy nội lực trong nhân dân, huyện Mù Cang Chải đã và đang phấn đấu thực hiện có hiệu quả các tiêu chí xây dựng NTM, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng cao đặc biệt khó khăn.

Quang Thiều

Tags Mù Cang Chải Nậm Khắt La Pán Tẩn Kim Nọi Khao Mang Mồ Dề Nậm Có Cao Phạ Chế Tạo).

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục