Đào Thịnh nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/4/2019 | 12:29:52 PM

YênBái - Cuối năm 2016, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên hoàn thành 19 tiêu chí NTM và được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Đến nay, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Mô hình sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng của ông Nguyễn Văn Khát ở thôn 4, xã Đào Thịnh, sau khi trừ chi phí đạt thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/năm.
Mô hình sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng của ông Nguyễn Văn Khát ở thôn 4, xã Đào Thịnh, sau khi trừ chi phí đạt thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/năm.

Đồng chí Chu Đức Hiền - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã trao đổi: Để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, năm 2017, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã ra Nghị quyết số 18-NQ/ĐU về việc tiếp tục thực hiện duy trì và nâng cao các tiêu chí NTM; UBND xã xây dựng Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 18/5/2017 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2017 - 2020 và các văn bản chỉ đạo về thực hiện vệ sinh môi trường... 

Kiện toàn Ban Chỉ đạo XDNTM của xã, ban phát triển thôn đảm bảo hoạt động; tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay XDNTM đã phát huy được sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết toàn dân, tận dụng được các nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cao các tiêu chí NTM của xã... 

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, các thôn tổ chức họp dân bàn bạc, thống nhất cách làm, tự nguyện đóng góp tiền của, ngày công, hiến đất mở rộng đường giao thông... nâng cao các tiêu chí NTM. 

Qua đó, năm 2017, nhân dân đóng góp công sức, tiền của mở rộng, nâng cấp được 1 km đường. Bê tông hóa 650 m đường liên xã từ thôn 6 đi xã Tân Đồng với kinh phí thực hiện 500 triệu đồng, trong đó, Nhà nước hỗ trợ vật liệu chính, nhân dân đóng góp 180 triệu đồng. 

Hệ thống điện lưới đã đến 7/7 thôn được sử dụng điện lưới quốc gia theo tiêu chuẩn; đồng thời, năm 2017 các thôn 1,5,6,7 tiếp tục vận động nhân dân đóng góp xây dựng được 4,5 km hệ thống điện chiếu sáng công cộng, trị giá 250 triệu đồng. 

Nhân dân thôn 2, thôn 3 tự đóng góp tiền của nâng cấp 2 nhà văn hóa; thôn 4 xây dựng nhà văn hóa mới; các thôn mua sắm tu bổ các trang thiết bị nhà văn hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân với kinh phí trên 430 triệu đồng... 

Ngoài ra, nhân dân còn đóng góp được 105 triệu đồng cùng với các nguồn vốn xã hội hóa khác để bê tông hóa sân trường học, chỉnh trang khuôn viên các nhà trường, xây dựng bếp ăn, mua trang thiết bị nhà bếp... nâng cao chất lượng tiêu chí số 5 (trường học). Năm 2019, Đảng ủy xã tiếp tục chỉ đạo thôn 3 và thôn 5 tập trung xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. 

Qua đó, 2 thôn sẽ thực hiện một số công việc như: chỉnh trang cơ sở vật chất văn hóa, sửa chữa nhà văn hóa; mở rộng 1 km đường trục thôn, trồng hoa, cây cảnh hai bên đường; lắp điện chiếu sáng 1 km đường nội thôn; cải tạo hệ thống vườn tạp; xây dựng quy chế bảo vệ môi trường của thôn.

Xax thành lập thêm HTX Nông nghiệp và Môi trường; mở rộng diện tích trồng dâu nuôi tằm từ 20 ha lên 25 ha (thôn 3); thôn 5 và các thôn giáp ranh phối hợp với HTX Quế hồi duy trì làm quế hữu cơ xuất khẩu, phấn đấu tăng diện tích quế hữu cơ từ 500 ha hiện nay lên 600 đến 700 ha. 

Ngay sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi, thôn 5 đã tổ chức họp xin ý kiến các hộ dân phá bỏ nhà văn hóa cũ rộng 80 m2 (đã xây dựng được gần 10 năm đi để xây dựng nhà văn hóa mới rộng 120 m2 bằng 100% vốn do nhân dân tự nguyện đóng góp, dự kiến hết tháng 5/2019 sẽ hoàn thành... Phấn đấu đến hết năm 2019, sẽ hoàn thành xây dựng thôn 3 được công nhận thôn NTM kiểu mẫu và hết năm 2020, thôn 5 được công nhận thôn NTM kiểu mẫu.

Bằng sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã và nhất là sự đồng thuận của nhân dân về duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM từ khi xã đạt chuẩn NTM (tháng 12/2016), đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, năm 2016 thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 26 triệu đồng/người/năm, đến hết năm 2018 đạt 31 triệu đồng/người/năm.

Minh Hằng

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục