Quy Mông quyết tâm vững chuẩn xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/7/2019 | 8:21:07 AM

YênBái - Xác định nông nghiệp là mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế địa phương, trong 8 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đã lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, năng suất cao đưa vào sản xuất, tổ chức quy hoạch thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Mô hình nuôi gà bán công nghiệp của gia đình anh Bùi Đức Lợi ở thôn Tân Việt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi gà bán công nghiệp của gia đình anh Bùi Đức Lợi ở thôn Tân Việt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch đúng hướng, hình thành các vùng phát triển kinh tế như: trồng rừng trên 750 ha, trong đó có hơn 400 ha quế, 350 ha keo; trồng đao riềng gần 50 ha; trồng dâu nuôi tằm 6,5 ha; nuôi cá thâm canh 27 ha. 

Trong chăn nuôi, đã chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung quy mô lớn như chăn nuôi gà 89 trang trại; chăn nuôi lợn, trâu bò hơn 30 trang trại. Đến nay, xã đã hình thành vùng chăn nuôi hàng hóa tại thôn Tân Việt, Thịnh Lợi; trồng dâu nuôi tằm tại thôn Thịnh Hưng, Thịnh Vượng; vùng trồng đao riềng tại thôn Thịnh Bình, Thịnh An; vùng trồng cây ăn quả tại thôn Tân Thành, Tân Việt, Tân Cường, Tân Thịnh; các mô hình VACR tại thôn Tân Thành, Tân Thịnh, Tân Việt... 

Cùng đó, phát huy lợi thế có các cơ sở chế biến gỗ, tinh dầu quế nên một bộ phận lao động đi làm cho các cơ sở này có thu nhập ổn định, giải quyết việc làm những lúc nông nhàn, góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.

Dẫn chúng tôi đi thăm các mô hình chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn trong xã ông Phùng Tiến Hiến - Phó Chủ tịch UBND xã phấn khởi thông tin: xã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, khai thác và phát huy thế mạnh địa phương. Qua đó, xuất hiện nhiều điển hình kinh tế trang trại, cơ sở chăn nuôi hàng hóa cho thu nhập cao; nhiều hộ giàu lên nhờ kinh tế đồi rừng, làm miến đao... Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2018 giảm còn 7,6%”. 

Mô hình trồng rừng kết hợp chăn nuôi gà của gia đình anh Bùi Đức Lợi ở thôn Tân Việt là một trong số những mô hình chăn nuôi hàng hóa điển hình của xã Quy Mông. Hiện tại, gia đình anh Lợi có 8 ha quế trên 3 năm tuổi và trại gà mỗi năm xuất bán trên 2 vạn con cho thu nhập trên 300 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. 

Anh Lợi chia sẻ: "Được cán bộ tuyên truyền, phát triển kinh tế hộ gia đình để đóng góp vào công cuộc XDNTM của xã, gia đình tôi rất đồng tình ủng hộ. Năm 2014, tôi bắt đầu chăn nuôi gà hàng hóa và năm 2016 được Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng xây dựng chuồng trại. Qua đó, tôi mạnh dạn mở rộng chuồng trại và chăn nuôi theo mô hình liên kết nên không lo về con giống, thức ăn, đầu ra sản phẩm và giá bán”.

Ông Nguyễn Duy Khanh - Chủ tịch UBND xã Quy Mông nhấn mạnh: "Trong 8 năm XDNTM, xã đã huy động tổng nguồn vốn đầu tư trên 210 tỷ đồng, riêng nhân dân đóng góp gần 65 tỷ đồng, ngân sách Nhà nước gần 50 tỷ đồng, còn lại là vốn tín dụng và nguồn đóng góp từ các tổ chức, doanh nghiệp. Được công nhận xã đạt chuẩn NTM là niềm vui lớn của mọi người dân trong xã”.

Tuy nhiên, cấp ủy, chính quyền xã Quy Mông xác định, đạt chuẩn NTM đã khó, nhưng giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí lại càng khó hơn. Vì vậy, xã chủ động đề ra các giải pháp, lộ trình cụ thể cho giai đoạn tiếp theo. 

Trước mắt, tiếp tục tập trung đưa các cây, con, mô hình kinh tế mới, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh kinh tế... nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, tạo đà nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM.

Hồng Duyên

Tags Quy Mông XDNTM NTM sản xuất hàng hóa

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục