Chào mừng Hội nghị báo công năm 2019 tỉnh Yên Bái

Kỳ tích nông thôn mới Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/1/2020 | 7:54:45 AM

YênBái - 68 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); huyện Trấn Yên 100% số xã cán đích NTM, huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí và sẽ trở thành huyện NTM đầu tiên của khu vực Tây Bắc; thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

365 ngày của năm 2019 qua đi, đánh dấu thêm một năm nông nghiệp Yên Bái giành thắng lợi toàn diện, nhất là trong tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển vùng sản xuất hàng hóa và xây dựng NTM.

68 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; huyện Trấn Yên 100% số xã cán đích NTM, huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí và sẽ trở thành huyện NTM đầu tiên của khu vực Tây Bắc; thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM - đó chẳng phải là kỳ tích hay sao?

Ông Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phấn khởi nói: "Năm 2019 là một năm rất khó khăn với sản xuất nông nghiệp, thời tiết bất lợi, dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi hoành hành gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Song, với sự quyết tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh vẫn làm nên những mùa vàng bội thu. 

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7.204 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm và tăng 4,75% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và đạt vượt mức kế hoạch. Trong xây dựng NTM có 22 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 68/157 xã, chiếm 43,3% tổng số xã; hoàn thành 68/64 xã theo mục tiêu Nghị quyết số 11 của HĐND tỉnh đến năm 2020, đạt 106,3%”. 

Khi bước vào xây dựng NTM, Yên Bái cũng gặp không ít những khó khăn, các xã đều có xuất phát điểm rất thấp, cơ sở vật chất thiếu và yếu… nhưng với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã làm nên những kỳ tích trong xây dựng NTM. 

Không chỉ 68 xã đạt chuẩn NTM mà Yên Bái còn nằm trong nhóm 7/14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc đạt và vượt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 (Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên).

Chương trình NTM đã tạo một luồng sinh khí mới đến với từng ngôi nhà, từng ngõ xóm và trên khắp các cánh đồng với trên 23.730 tỷ đồng đầu tư, trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 9.556 tỷ đồng, còn lại là vốn do nhân dân đóng góp, vốn tín dụng và vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã. 

Một cái được nữa là đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, đến nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân. Hệ thống đường giao thông của địa phương không ngừng được đầu tư nâng cấp, mở mới với tổng chiều dài trên 7.470 km, trong đó đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa là 2.289 km. 127/157 xã hoàn thành tiêu chí thủy lợi, đạt 80,89%; 122/157 xã hoàn thành tiêu chí điện; 67/157 xã hoàn thành tiêu chí trường học, đạt 42,6%; 69/157 xã hoàn thành tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, đạt 43,9% và có 117 xã hoàn thành tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, đạt 70%... 

Song song với đó, các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất phát triển mạnh, đã có 81/157 xã đạt tiêu chí thu nhập, đạt 51%; 75/157 xã đạt tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo, đạt 47,77%; 146/157 xã đạt tiêu chí lao động có việc làm, đạt 92%; 106/157 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất, đạt 67%. Để nâng cao thu nhập cho người dân, nhiều mô hình có hiệu quả cao, điển hình như: mô hình trồng lúa chất lượng cao, mô hình trồng rau an toàn, mô hình trồng tre măng Bát độ... tại các địa phương tiếp tục được duy trì và nhân rộng. 

Từ một địa phương gần như không có vùng sản xuất hàng hóa nào thì nay đã hình thành và phát triển được vùng quế trên 70.000 ha, vùng tre măng Bát độ trên 4.000 ha, vùng chè 8.000 ha, vùng cây ăn quả gần 7.800 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản trên 22.300 ha... Sản xuất phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của hộ dân từng bước nâng cao, an ninh lương thực được đảm bảo, thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2019 đạt 30 triệu đồng/người/năm.

Khó ai có thể tin nổi xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn như Kiên Thành, Hồng Ca (huyện Trấn Yên) không những đạt chuẩn NTM mà còn là những xã đang phát triển rất mạnh trong sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị một cách bền vững. Kiên Thành nhờ phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, thâm canh lúa nước, măng tre Bát độ… từ một xã vùng cao nghèo khó thì năm 2019 này thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,2%. 

Tương tự, xã Hồng Ca tập trung phát triển tre măng Bát độ với diện tích trên 1.000 ha, vùng trồng quế với diện tích gần 2.000 ha, trồng dâu nuôi tằm với diện tích gần 10 ha, trồng cây ăn quả có múi trên 80 ha, vùng trồng cây nguyên liệu gỗ trên 1.000 ha. 

Trong chăn nuôi đã chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa tập trung quy mô lớn, trong đó tập trung chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò… Khuôn Bổ là thôn khó khăn nhất ở Hồng Ca, có 78 hộ dân với trên 420 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống nay cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Bà con dân tộc Mông biết cải tạo vườn tạp, lên đồi đào hố trồng tre măng, trồng quế, trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ vậy, đến nay, cuộc sống người dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đạt 33 triệu đồng/người/năm, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm còn chưa đầy 10%.     

NTM đã làm cho nhiều vùng nông thôn khoác thêm "áo mới”, không chỉ mới con đường, nhà cửa mà mới cả nếp nghĩ, cách làm của bà con nhân dân từ sản xuất nhỏ lẻ đi lên sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị và cung cách ứng xử mới, tầm nhìn và lối sống mới.

Ngọc Trúc

Tags Kỳ tích nông thôn mới Yên Bái Trấn Yên

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục