Xây dựng nông thôn mới ở Trấn Yên: Không có điểm kết thúc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/1/2020 | 8:06:28 AM

YênBái - Huyện Trấn Yên xác định, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị trong giai đoạn từ 2020 - 2025.


Qua 9 năm XDNTM, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Trấn Yên đã nỗ lực không ngừng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai hoàn thiện các tiêu chí xã, huyện NTM. 

Trong phát triển kinh tế, đến nay, huyện định hình vững chắc các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa với các sản phẩm chủ lực khối lượng lớn, chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao trên thị trường như kén tằm; sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, quế, măng tre Bát độ, lương thực có hạt, chè chất lượng cao, quả có múi, rau, cây dược liệu... 

Các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực đã đem lại nguồn thu nhập chính của nhân dân như vùng trồng dâu nuôi tằm 700 ha, vùng cây ăn quả 1.000 ha, vùng chè hơn 900 ha, vùng quế 16.000 ha, vùng tre măng Bát độ 3.500 ha, vùng gỗ nguyên liệu trên 35.000 ha, phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy mô tập trung đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường, sản lượng thịt hàng năm trên 8.000 tấn...

Trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, toàn huyện có 506 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; trong đó, 50 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 3 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 10 hợp tác xã; 440 hộ cá thể thu hút và tạo việc làm cho trên 4.000 lao động có thu nhập ổn định… 

Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 35,4 triệu đồng/người/năm, tăng 25,4 triệu đồng/người so với năm 2011; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5,4%/năm; sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,9%/năm; các chế độ, chính sách về an sinh xã hội được thực hiện đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2019 giảm còn 4,75%; chất lượng giáo dục và đào tạo được duy trì, nâng cao; huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, THCS đạt mức độ 2. 

Hệ thống khám chữa bệnh từ huyện đến cơ sở được củng cố và tăng cường cả về vật chất và đội ngũ cán bộ y tế. Đến nay, toàn huyện có 21/21 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí NTM cấp huyện.

Với quan điểm, XDNTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, huyện Trấn Yên xác định XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị trong giai đoạn từ 2020 - 2025 với mục tiêu cụ thể là: duy trì, củng cố và không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí xã, huyện NTM; phấn đấu năm 2020 toàn huyện có từ 5 - 7 thôn đạt tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu, có 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, có 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; đến năm 2025 có 70% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. 

Huyện phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo hướng phát triển nông nghiệp gắn với du lịch; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, an toàn, văn minh, giàu đẹp, giàu bản sắc văn hóa truyền thống... 

Giai đoạn tới, huyện tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, cải tạo, nâng cấp hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi, hệ thống lưới điện đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu; chỉnh trang làm đẹp cảnh quan, môi trường các trường học, duy trì và nâng cao chất lượng 45 trường học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia xanh - sạch - đẹp - an toàn… 

Đặc biệt, trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, sẽ tập trung thực hiện 5 nội dung trọng tâm của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gồm: thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển các sản phẩm chủ lực của huyện như: măng tre Bát độ, quế, dâu tằm, chè chất lượng cao, cây ăn quả có múi, rau an toàn. \

Trấn Yên phấn đấu năm 2020, có ít nhất 3 sản phẩm OCOP được bình chọn đạt 3 sao trở lên; đến năm 2025, có 7 sản phẩm OCOP được bình chọn đạt 3 sao trở lên; trong đó, có ít nhất 2 sản phẩm được bình chọn 5 sao. 

Nguyễn Thanh Tiến  (Trung tâm TT&VH Trấn Yên)

Tags Trấn Yên nông thôn mới quế tre Bát độ dâu tằm cây ăn quả

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục