Trấn Yên: Xứng đáng huyện nông thôn mới đầu tiên của khu vực Tây Bắc

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/1/2020 | 8:42:28 AM

YênBái - Sau 10 năm nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Trấn Yên đã có 21/21 xã hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí cấp xã và 9 tiêu chí cấp huyện, ngày 08/01/2020 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2019. Trấn Yên trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh phía Tây Bắc đạt huyện NTM.

Huyện Trấn Yên đã hình thành và phát triển 750 ha cây ăn quả có múi, mỗi năm cho thu nhập hàng chục tỷ đồng.
Huyện Trấn Yên đã hình thành và phát triển 750 ha cây ăn quả có múi, mỗi năm cho thu nhập hàng chục tỷ đồng.

Như bao địa phương khác trong tỉnh, khi bắt đầu thực hiện XDNTM, Trấn Yên có xuất phát điểm thấp, địa bàn rộng, trình độ phát triển ở các xã không đồng đều, đặc biệt trên địa bàn huyện còn 6 xã và 46 thôn, bản đặc biệt khó khăn, trong đó có 5 thôn 100% đồng bào Mông sinh sống, thu nhập của người dân ở mức thấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Do vậy, Trấn Yên xác định chương trình XDNTM, nâng cao đời sống nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. 

Huyện đã thực hiện với quyết tâm chính trị cao, kiên trì, bền bỉ, có phương pháp, cách làm khoa học, quyết liệt, chọn đúng trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn phù hợp với thực tiễn địa phương; qua đó, đã tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức của các cấp, các ngành, đặc biệt là nhân dân các dân tộc trong huyện về vai trò chủ thể trong XDNTM là của nhân dân, do nhân dân quyết định, để từ đó tích cực tham gia thực hiện. Phong trào XDNTM đã tạo một luồng sinh khí mới đến với mỗi ngôi nhà và từng ngõ xóm cũng như trên khắp các cánh đồng. 

Trong 10 năm qua, tổng vốn huy động XDNTM đạt 7.361 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn  ngân sách Nhà nước 2.280 tỷ đồng, chiếm 31%; nhân dân đóng góp 842 tỷ đồng, chiếm 12%; còn lại là các nguồn vốn khác. 

Có thể nói, với quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc tích cực của nhân dân, đến tháng 10/2019, huyện có 21/21 xã đạt chuẩn NTM. Trong đó, 6 xã đặc biệt khó khăn cũng đã về đích NTM trước thời hạn; huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM. NTM đã thực sự mang lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương; kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; sản xuất phát triển, thu nhập của nhân dân được nâng cao; các di tích và truyền thống văn hóa được gìn giữ và phát huy... 

Đặc biệt, mạng lưới giao thông đã đáp ứng cho nhu cầu phát triển, đường xã, liên xã được cứng hóa 100%; đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa 80,8%; đường ngõ, xóm được cứng hóa 58,11% và 100% đường trục chính nội đồng được lu lèn đất cấp III trở lên đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa thuận lợi quanh năm. 

Hệ thống thủy lợi nội đồng được đảm bảo phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai, trên 92,3% diện tích được tưới và tiêu nước chủ động tại các xã; 73,4% kênh mương được cứng hóa. 

100% xã có hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; 98% số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 100%, tăng 97,1% so với khi thực hiện Chương trình NTM năm 2011; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học đạt 86,6%. Số lao động có việc làm qua đào tạo đạt 55,52%. Hạ tầng thương mại nông thôn tại 21 xã được đảm bảo. 

Trên địa bàn huyện không còn hộ ở nhà tạm, nhà dột nát; 98,5% số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định. Trung tâm Y tế huyện đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ; 100% các xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đảm bảo chăm sóc sức khỏe bước đầu cho người dân; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn huyện đạt 93,5%, tăng 22,5% so với năm 2011. 

Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đời sống văn hóa, Trấn Yên cũng xác định phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ nhằm nâng cao thu nhập cho người dân là nội dung cốt lõi trong XDNTM. 

Từ một địa phương sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, nay không chỉ biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn xây dựng vững chắc các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực đem lại nguồn thu nhập cao như: vùng trồng tre Bát độ 3.500 ha, sản lượng măng trên 50 nghìn tấn/năm (tăng 40 nghìn tấn so với năm 2011); vùng quế đạt trên 16.000 ha, sản lượng vỏ quế khô trên 3.000 tấn/năm; vùng trồng dâu nuôi tằm 700 ha, sản lượng kén trên 600 tấn kén/năm (tăng gấp 7 lần so với năm 2011); vùng trồng cây ăn quả có múi 750 ha; cơ sở chăn nuôi hàng hóa 592 cơ sở, sản lượng thịt hơi các loại tăng 3 lần so với năm 2011. 

Các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực này đều cho lợi nhuận trên 200 triệu đồng/ha/năm. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 100 triệu đồng/ha. 

Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện đều được gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua doanh nghiệp, hợp tác, tạo thành các chuỗi liên kết trong sản xuất. Trấn Yên cũng đã xây dựng chứng nhận vùng sản phẩm quế hữu cơ đạt tiêu chuẩn Oganic châu Âu; chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP đối với vùng sản phẩm quả có múi, chè Bát Tiên; chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi với sản phẩm gà Minh Dư; chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm măng Bát độ... 

Nhằm tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp, huyện đã phát động nhân dân trồng được 250 km đường hoa trên các tuyến đường trục xã, trục thôn. Công tác tổng vệ sinh môi trường được duy trì thường xuyên vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật tuần cuối hàng tháng... 

Từ XDNTM, phát triển sản xuất đã góp phần tăng thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2019 đạt 35,04 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 3,5 lần so với năm 2011). Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,75% (giảm 23,35% so với năm 2011). Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 96,2% (tăng 6,5% so với năm 2011). 

Phát huy kết quả đã đạt được, Trấn Yên đặt mục tiêu đến năm 2025 tiếp tục duy trì, nâng cao tiêu chí huyện NTM tiến tới xây dựng huyện NTM kiểu mẫu; phấn đấu có 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 1,8 - 2 lần so với năm 2020; giá trị sản xuất trên đất nông nghiệp đạt 120 - 125 triệu đồng/ha... 

Ông Nguyễn Duy Khanh - Chủ tịch UBND xã Quy Mông, huyện Trấn Yên: 

"Sau gần 10 năm xây dựng nông thôn mới, đến nay, diện mạo địa phương đã có nhiều thay đổi, từ hạ tầng kinh tế - xã hội đến hệ thống chính trị đều được củng cố và phát triển. Đặc biệt, thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được cứng hóa đã góp phần nối liền các thôn, bản, nhân dân, trẻ em đi lại thuận tiện, kinh tế được giao thương, buôn bán phát triển; từ đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương”.

Anh Lưu Việt Trung - Phó Bí thư Huyện đoàn Trấn Yên: 

"Nhận thức được vai trò của đoàn viên, thanh niên trong xây dựng nông thôn mới, Huyện đoàn đã tổ chức tọa đàm, diễn đàn, tập huấn, hàng trăm hội thi theo chuyên đề hoặc lồng gắn nội dung tuổi trẻ tham gia xây dựng nông thôn mới. Các nội dung tuyên truyền luôn được lồng ghép, triển khai trong các dịp cao điểm của tuổi trẻ như Tháng Thanh niên, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Chiến dịch tình nguyện mùa đông - xuân tình nguyện; Ngày thứ 7 tình nguyện; Ngày Chủ nhật xanh… 

Bên cạnh đó, lực lượng đoàn viên, thanh niên cũng đã tham gia làm mới, tu sửa hàng chục ki-lô-mét đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, kênh mương nội đồng; đồng thời vận động, hỗ trợ các đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, phát triển các mô hình kinh tế, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.

Bà Tráng Thị Nhà - Bí thư Chi bộ thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên

"Từ một thôn đặc biệt khó khăn, nay hạ tầng cơ sở của thôn được xây dựng khang trang, đáp ứng cho phát triển. 100% đường ngõ, đường xóm được cứng hóa, trên 70% đường trục thôn, đường nội đồng được bê tông hóa đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong 4 mùa. 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Bộ mặt nông thôn được đổi mới toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/người/năm; hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ; các thiết chế về văn hóa phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển sản xuất cũng như sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao của người dân”.

Hùng Cường (thực hiện)

Ngọc Trúc

Tags Trấn Yên xứng đáng huyện nông thôn mới đầu tiên khu vực Tây Bắc

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục