Mù Cang Chải: Những con đường "đi sướng cái chân, vui cái bụng"

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/8/2020 | 7:51:03 AM

YênBái - Về những con đường đặc thù bê tông hóa khắp các bản, Trưởng bản Giàng A Chú phấn khởi chia sẻ: "Bao đời nay bà con bản mình chưa bao giờ nghĩ sẽ có một con đường như thế này. Vậy mà, bây giờ đi sướng cái chân, vui cái bụng lắm. Có đường mới, trời mưa cũng không lo phải khiêng xe máy như trước...".

Đường từ bản Háng Phừ Loa đến trung tâm xã Mồ Dề mới được khánh thành đưa vào sử dụng.
Đường từ bản Háng Phừ Loa đến trung tâm xã Mồ Dề mới được khánh thành đưa vào sử dụng.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) giai đoạn 2011 - 2019, tiêu chí giao thông nông thôn (GTNT) được huyện Mù Cang Chải xác định có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, để thực hiện được tiêu chí này là cả một vấn đề hết sức khó khăn cần có sự nỗ lực rất lớn.

Ông Sùng A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: "Quá trình đầu tư cải tạo, nâng cấp đường GTNT của huyện được thực hiện nghiêm túc, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, tập trung xây dựng một số tuyến đường giao thông huyết mạch, tạo đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương, huy động sức dân và nguồn lực của Nhà nước”.

Sau 10 năm thực hiện XDNTM, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn huyện Mù Cang Chải phát triển nhanh, nổi bật nhất là hệ thống đường GTNT, trường học, trụ sở làm việc của xã. Ngoài việc sửa chữa, nâng cấp các trục đường chính đi đến trung tâm các xã, huyện  chủ trương xây dựng các con đường đặc thù bê tông hóa (rộng 1 m, dày 12 - 15 cm) ở khắp các bản.

Ưu điểm của kiểu đường này là đầu tư nhỏ, trong khi chiều dài cứng hóa được tăng lên và phục vụ được nhân dân tại nhiều bản nên các tuyến đường được triển khai nhanh chóng. Những con đường từ các xã, các bản ra trung tâm thị trấn huyện trước đây đi lại rất khó khăn và chỉ một trận mưa nhỏ đã lầy lội khiến xe máy không thể đi được nay đã đi lại thuận tiện hơn rất nhiều. 

Từ nguồn lực đầu tư của các cấp, ngành và sự hỗ trợ của các tập đoàn, doanh nghiệp với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, giai đoạn 2011 - 2019, huyện Mù Cang Chải đã đầu tư 395,753 tỷ đồng để mở mới hơn 390 km; sửa chữa, nâng cấp 113,8 km đường GTNT. Nhân dân còn đóng góp hàng nghìn công và nguyên vật liệu kiên cố được trên 42,5/102 km đường ngõ xóm. Hiện tại, huyện đã có 1 xã đạt tiêu chí về GTNT. 

Tại bản Séo Dì Hồ, xã Lao Chải cùng nguồn hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân đóng góp trên 800 triệu đồng để kiên cố 6 km đường vào bản rộng 3 m. Nhân dân bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề đóng góp trên 300 triệu đồng kiên cố 2,5 km đường rộng 3 m. Nhân dân xã Chế Tạo đóng góp trên 2,5 tỷ đồng để cùng với nguồn đầu tư của Nhà nước kiên cố 8 km đường bê tông rộng 3 m đi vào các bản… Tích cực hiến đất làm đường giao thông, phải kể tới các hộ ở xã Púng Luông như hộ ông Lù A Dình hiến 700 m2, ông Lù A Chu hiến 350 m2, ông Lù Xa Kỷ hiến 300 m2, ông Lù Su Tu hiến 300 m2… 

Bên cạnh đó, các tập đoàn, doanh nghiệp luôn đồng hành cùng chính quyền huyện hỗ trợ tiền, vật liệu làm đường GTNT, tiêu biểu như Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ vận tải, xây dựng An Phát, huyện Mù Cang Chải hỗ trợ 30 tấn xi măng; Công ty TNHH Nam Thái, thành phố Yên Bái hỗ trợ 50 tấn xi măng để làm đường giao thông… 

Trở lại bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề, con đường từ trung tâm xã vào bản được đổ bê tông rộng 3 m dài gần 3 km uốn lượn theo triền núi trập trùng, Trưởng bản Háng Phừ Loa Giàng A Chú phấn khởi chia sẻ: "Bao đời nay bà con bản mình chưa bao giờ nghĩ sẽ có một con đường như thế này. Vậy mà, bây giờ đi sướng cái chân, vui cái bụng lắm. Có đường mới, trời mưa cũng không lo phải khiêng xe máy như trước. Bà con nuôi gà, dê, lợn, trồng ngô, lúa… mang xuống chợ trung tâm huyện bán không lo tư thương ép giá. Con đường này cũng sẽ là con đường thoát nghèo của đồng bào Mông chúng mình...”.

Tâm sự của Trưởng bản Háng Phừ Loa Giàng A Chú ở xã Mồ Dề cũng là tâm sự chung của người dân vùng cao Mù Cang Chải.  

Vũ Đồng

Tags Mù Cang Chải nông thôn mới vùng cao nông nghiệp sạch

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục