An Thịnh phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/11/2020 | 7:45:45 AM

YênBái - Phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ An Thịnh tập trung chỉ đạo các thôn khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để trồng rừng kinh tế, thâm canh tăng vụ, chăn nuôi, phát triển dịch vụ, công nghiệp chế biến các sản phẩm quế...

Các tuyến đường giao thông trong xã đã cơ bản được kiên cố hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế trao đổi, giao thương hàng hóa.
Các tuyến đường giao thông trong xã đã cơ bản được kiên cố hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế trao đổi, giao thương hàng hóa.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ xã An Thịnh, huyện Văn Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương tích cực phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Đồng chí Lưu Trung Kiên – Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Trong phát triển kinh tế, Đảng bộ xã tập trung chỉ đạo các thôn khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để trồng rừng kinh tế, thâm canh tăng vụ, chăn nuôi, phát triển dịch vụ, công nghiệp chế biến các sản phẩm quế... nâng cao đời sống cho nhân dân. 

Vì vậy, kinh tế của xã trong 5 năm qua phát triển khá đồng đều trên tất cả các lĩnh vực; cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, đặc biệt các loại hình thương mại, dịch vụ ngày càng đa dạng, du lịch tâm linh đã hình thành và có hướng phát triển; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 40 triệu đồng/năm, tăng 17,5 triệu đồng so với năm 2015... 

Sản xuất nông - lâm nghiệp gắn với XDNTM đạt những kết quả rõ nét. Kinh tế nông - lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tổng sản lượng lương thực đến năm 2020 của xã đạt 3.843 tấn, vượt 4,7% Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa XVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. 

Đặc biệt, xã đã triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó triển khai trồng 100 ha giống lúa thuần Chiêm hương chất lượng cao, chuyển đổi 10 ha đất soi bãi sang trồng dâu nuôi tằm; chuyển đổi trên 3 ha đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản; xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, gia trại... 

Tập trung sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng tận dụng, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Hiện nay, toàn xã có 4 doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến quế vỏ, tinh dầu quế, gỗ quế và hàng trăm hộ dân trên địa bàn thu mua, sơ chế sản phẩm quế, ngoài ra còn có 1 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã (HTX) sản xuất và chế biến tinh dầu thực vật để làm thuốc chữa bệnh. 

Các doanh nghiệp, HTX, tổ HTX, hộ kinh doanh đã hoạt động hiệu quả, giải quyết nhu cầu việc làm, có thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. 

Điển hình như hộ anh Nguyễn Văn Bách thôn Đại An, chị Bùi Thị Xuân thôn An Phú; Nguyễn Thị Lân thôn Tân Thịnh với ngành nghề thu mua, chế biến sản phẩm quế đã giải quyết cho trên 15 lao động thời vụ, thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.

Hộ chị Đỗ Thị Nhẫn, Nguyễn Địch Lan ở thôn Yên Thịnh, phát triển mô hình chăn nuôi bò sinh sản trên 10 con, thu nhập hàng năm trên 150 triệu đồng; anh Hoàng Văn Thượng, thôn Làng Lớn - mô hình VACR cho thu nhập hàng năm từ 300 - 400 triệu đồng; ông Lê Xuân Kình - mô hình nuôi gà 6.000 con/lứa mỗi năm cho thu nhập 200 đến 300 triệu đồng/năm... 

Kinh tế phát triển, nhân dân tích cực đóng góp tiền của và trên 6.000 ngày công lao động, hiến 22.000 m vuông  đất để XD NTM. Tổng nguồn vốn đầu tư cho XDNTM giai đoạn 2015 - 2020 của xã trên 174 tỷ đồng. Từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, vốn đóng góp của nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp... 

Xã đã đầu tư kiên cố hóa được 46,3/60 km đường giao thông, tỷ lệ kiên cố hóa đạt 77,1% (so với năm 2015), tỷ lệ kiên cố hóa tăng 27,1%. 

Nhiệm kỳ qua, xã đã mở mới được 3,6 km đường giao thông, kiên cố hóa 12,5 km đường giao thông, trong đó nhân dân đóng góp 100% kinh phí 2,3 km. Đầu tư 5,7 tỷ đồng xây dựng mới 4 cây cầu dân sinh qua ngòi Bục, 1 cây cầu phục vụ sản xuất, trong đó nguồn lực của địa phương và nhân dân đóng góp xây dựng cầu Đen trị giá 500 triệu đồng. 

Đầu tư xây dựng mới 1 nhà hiệu bộ, 6 phòng học 4 tỷ đồng; xây dựng mới 1 trạm y tế xã trị giá 3,6 tỷ đồng; nâng cấp và xây dựng mới 3 nhà văn hóa thôn, trị giá 931 triệu đồng; tu sửa, thi công mới 5,2 km mương thủy lợi, trị giá 2.879 triệu đồng...

Bằng sự nỗ lực, quyết tâm, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã  trong thực hiện chương trình XDNTM, đến năm 2017 xã An Thịnh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, được UBND tỉnh Yên Bái cấp Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa XVII nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. 

Minh Hằng

Tags An Thịnh Văn Yên nông thôn mới dịch vụ chế biến nông sản

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục