Xây dựng nông thôn mới ở huyện 30a Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/12/2020 | 7:56:55 AM

YênBái - Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở miền núi với các địa phương vùng thấp đã khó, song với địa bàn vùng cao đặc biệt khó khăn như Mù Cang Chải, nhiệm vụ ấy khó khăn gấp bội phần.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra vườn ươm cây sơn tra tại xã Lao Chải.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra vườn ươm cây sơn tra tại xã Lao Chải.

"Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, làn gió mát lành từ những thành công bước đầu của Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM nơi vùng cao Mù Cang Chải đã thổi bừng lên sức sống diệu kỳ, đổi thay diện mạo nông thôn miền núi; làm thay đổi thói quen, tập quán canh tác, sản xuất của người dân; làm giảm dần sự trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước; khích lệ ý chí, nghị lực vươn lên thoát đói nghèo, khát vọng làm giàu, dám nghĩ, dám làm của nông dân vùng cao, trên 98% là người Mông.

Khi bắt tay XDNTM, toàn huyện mới chỉ có vài xã đạt từ 1-2 tiêu chí NTM; thu nhập bình quân đầu người khoảng 5 triệu đồng trên người/năm; tỷ lệ đói nghèo cao ở mức 80%; khó khăn về hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế. 

Thêm vào đó, người dân còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; 13 xã, 116 thôn bản đều là địa bàn đặc biệt khó khăn. 

Huyện Mù Cang Chải xác định XDNTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các biện pháp, mà công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ đảm trách nhiệm vụ XDNTM và cho nhân dân ưu tiên được đặt lên hàng đầu. 

Cấp huyện tổ chức trên 60 hội nghị về XDNTM; cấp xã tổ chức trên 300 hội nghị; 2.000 cuộc họp thôn bản lồng ghép tuyên truyền NTM; trên 1.000 lượt cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã, thôn bản trực tiếp làm công tác XDNTM được học tập kinh nghiệm ở các huyện bạn, tỉnh bạn. 

Từ đặc thù địa bàn, huyện Mù Cang Chải lựa chọn XDNTM tại 26 thôn bản, chọn xã Nậm Khắt xây dựng xã đạt chuẩn NTM vào năm 2020. 

Xác định giao thông nông thôn là một trong những tiêu chí khó, từ nguồn lực đầu tư của các cấp, các ngành và sự hỗ trợ nguồn lực, vật lực của các tập đoàn, doanh nghiệp với cơ chế thực hiện là "Nhà nước và nhân dân cùng làm", giai đoạn 2011-2019, tổng nguồn vốn đầu tư trên 395,7 tỷ đồng, huyện đã mở mới 390,3 km; sửa chữa nâng cấp 113,8 km đường giao thông nông thôn. 

Nhân dân đóng góp hàng nghìn ngày công và nguyên vật liệu kiên cố hóa đạt gần 42,5 km/102,85 km đường ngõ xóm. 

Giai đoạn này, ngành điện lực đã đầu tư trên 65 tỷ đồng để xây dựng 25 trạm hạ thế, kéo trên 50 km đường dây trung thế, gần 100 km đường dây hạ thế, đưa tỷ lệ hộ dân được dùng điện lưới quốc gia trên địa bàn lên gần 11.000 hộ, đạt trên 60%, tăng 5.700 hộ. 

Huyện cũng đã đầu tư 256,935 tỷ đồng để kiên cố 106 công trình thủy lợi với 696 công trình thủy lợi vừa và nhỏ hiện có phục vụ tưới tiêu, cấp nước cho 1.800 ha lúa ruộng nước một vụ; 4.360 ha lúa nước hai vụ, cơ bản các xã trên địa bàn huyện đã đạt tiêu chí về thủy lợi; một số xã đã đạt tiêu chí về điện…

Nậm Khắt - xã được chọn làm điểm xây dựng đạt chuẩn NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải đến nay cơ bản đủ điều kiện đạt 19/19 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn NTM và ra mắt vào cuối năm nay theo đúng lộ trình với tổng nguồn lực huy động thực hiện chương trình trên địa bàn là hơn 501 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 71,6 tỷ đồng, phần lớn còn lại là vốn ngân sách nhà nước. 

Hết năm 2020, Nậm Khắt phấn đấu đảm bảo tỷ lệ hộ nghèo dưới 12%; thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/người/năm. 

Điều này cho thấy quyết tâm cao, cách làm đúng đắn của cấp ủy, chính quyền các cấp ở Mù Cang Chải, sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, lan tỏa trách nhiệm cộng đồng của đồng bào vùng cao trong thực hiện công cuộc XDNTM. 

Được biết, giai đoạn 2016 - 2020, tổng các nguồn lực đầu tư cho XDNTM trên địa bàn Mù Cang Chải đạt trên 4.000 tỷ đồng. 

Nhiệm vụ XDNTM được huyện Mù Cang Chải xác định tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, nâng cao thu nhập bình quân đầu người, cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc đi đôi với xóa bỏ tập tục lạc hậu. 

Đẩy mạnh XDNTM gắn với thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; trong đó, chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. 

Minh Thúy

Tags Mù Cang Chải Nậm Khắt kiên cố hóa thủy lợi bê tông giảm nghèo nông thôn mới

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục